Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Người thầy vẽ đường tương lai cho học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Ông là mt trong nhng ngưi đu tiên đt nn móng cho công tác d báo nhân lc, vic làm ca TP.HCM và cc. Nhiu hc sinh, sinh viên, thy cô giáo không còn xa l vi nhng bui nói chuyn say sưa trên các din đàn v nhân lc. Nhng tháng năm ông rong rui đến các trưng THPT TP.HCM và các tnh phía Nam đ tư vn hưng nghip, chia s kinh nghim chn ngành ngh cho các em hc sinh. Ông là Trn Anh Tun – Phó Giám đc Trung tâm D báo nhân lc và Thông tin th trưng lao đng TP.HCM. Mt ngưi thy ch đng bên l bc ging, nhưng ông mi miết vi hành trình đi tìm “tương lai cho hc sinh”… 

Thy Trn Anh Tun tư vn hưng nghip chn ngành ngh cho hc sinh Đng Nai

Duyên n vi ngh

Quê ở Bình Dương, gia đình ông vì cuộc sống đã đến Sài Gòn lập nghiệp. Học xong tú tài tại Trường THPT Gia Định, ông háo hức chọn cho mình con đường học trung cấp tiền công, tiền lương. Ra trường về công tác tại Sở LĐ-TB&XH và học tiếp lên đại học.

Gặp mặt hay đi công tác chung lần nào cũng được nghe ông nói về nhân lực, hướng nghiệp và kỹ năng định hướng ngành nghề một cách say sưa. Ông luôn đề cập đến những con số, nhưng không kém phần hài hước. Nhiều người gọi ông là chuyên gia nhân lực hay nhà khoa học nghiên cứu dự báo nhu cầu lao động, việc làm. Nhưng với tôi, ông là người truyền lửa, người mang kiến thức, kinh nghiệm đời mình rong ruổi từ vùng thành thị đến những ngôi trường vùng sâu vùng xa, vùng giáp biên giới… để giúp các em học sinh chọn ngành, chọn nghề cho tương lai.

Để có những chuyến đi, mang theo hành trang kiến thức chuyên sâu nhằm tư vấn cho học sinh và đóng góp cho thành phố này ít nhiều hoạch định được nguồn nhân lực cho tương lai, người thầy không bục giảng ấy, không chỉ có tâm huyết, hoài bão mà còn đánh đổi cả tuổi thanh xuân cho công việc. Thầy trải qua nhiều lần thay đổi các chức vụ khác nhau như: Quản lý phòng tiền công, tiền lương, lao động việc làm, rồi dạy nghề… Ở vai trò nào ông cũng làm tốt. Đến hôm nay, thêm lần nữa ông khẳng định với tôi rằng, chỉ có công việc nhân lực, hướng nghiệp là ông yêu thích hơn cả. Ông đi nhiều nơi, làm nhiều công việc khác nhau chỉ để học hỏi và sau này truyền đạt lại cho các em học sinh, sinh viên… Ông trưởng thành cùng với những đổi thay, phát triển của ngành lao động, hướng nghiệp, nhân lực, việc làm. Ông là một trong những người đặt nền móng cho công tác dự báo nhân lực của thành phố trong những năm qua. 

Vẫn nhìn tôi với nụ cười hiền, ông thổ lộ: “Đến với nghề dự báo nhân lực, hướng nghiệp, việc làm là cái duyên, nhưng gắn bó với nó lâu dài là cái nợ. Hôm nay, tôi muốn trả nợ cho gia đình, xã hội đã tạo điều kiện cho tôi ăn học và làm việc. Các thầy cô đã dạy dỗ tôi. Điều đó tôi gọi nó là duyên nợ”.

Rong chơi vi ngh mình chn   

“Tôi tuổi Hợi nên tưởng mình sướng, nhưng đời cũng lắm gian truân. Hôm nay dù sao tôi cũng bằng lòng với những gì mình làm được. Tôi thích những chuyến đi, thích nói cho các em học sinh biết về việc làm trong tương lai; biết hoạch định lối đi riêng cho mình; biết điểm dừng, điểm đến ở phía trước mà đôi khi đó là ngã rẽ bước ngoặt của cuộc đời…”, ông bộc bạch khi nói về công việc của mình. “Rồi trong một ngày, tôi nhận được những tin nhắn từ các bạn trẻ xa lạ nào đó với nội dung đại khái như thế này: Thầy Tuấn ơi! Em đã tìm được đúng việc mình đã học rồi thầy. Em cảm ơn thầy rất nhiều!… Chỉ vậy thôi, tôi cảm thấy mình là người hạnh phúc nhất rồi”.

Nhìn vào lịch trình của ông với cường độ làm việc dày đặc, di chuyển liên tục, nay đây mai đó, tôi nghĩ điều đó sẽ vắt kiệt sức của người đàn ông đã chạm tuổi 60. Nhưng không, dù tuổi cao nhưng ông vẫn song hành với những chuyến đi tư vấn không biết mệt mỏi. “Đến lúc này, tôi không còn nhớ mình đã đi bao nhiêu nơi, đến bao nhiêu trường. Tôi chỉ biết rằng, mình làm việc dự báo, định hướng nghề nghiệp từ 6 giờ sáng cho đến 5 giờ chiều. Tôi đã đi tới hầu như các trường THPT ở hơn 30 tỉnh thành phía Nam. 30 năm nay, sáng tôi đi làm khi trời chưa rạng, về nhà khi vợ con đã chìm vào giấc ngủ. Bởi, một phần vì cuộc sống, nhưng phần nhiều vì tôi yêu thích công việc”, ông trải lòng.

Trải qua nhiều năm tìm tòi, cống hiến, ông đã góp phần tạo ra nhiều chính sách về nhân lực, việc làm cho hàng ngàn người lao động thành phố và cả nước. Hàng triệu học sinh, sinh viên được định hướng nghề nghiệp và trau dồi kỹ năng. Đi đến đâu, ông cũng được cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên yêu mến, quý trọng. Mỗi ngày có hàng chục tin nhắn qua điện thoại của học sinh hỏi về việc chọn nghề. Trên facebook của ông cũng luôn cập nhật các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, chọn trường, chọn nghề… hàng ngày. Ông cho đó là niềm vui nho nhỏ để ghi lại những bước chân đi qua trong các buổi tư vấn. Điều đó cũng để hỗ trợ cho các học sinh còn nhiều đắn đo, băn khoăn trong việc chọn nghề.

Biết ông đã 11 năm, từ khi Báo Giáo dục TP.HCM bắt đầu những chương trình tư vấn mùa thi ở các trường. Rồi Trung tâm Dự báo nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM – nơi ông công tác cũng được hình thành. Rong ruổi cùng ông qua các dặm đường tư vấn, không ít lần ông bảo rằng: Tôi cám ơn Báo Giáo dục nhiều lắm, dù còn khó khăn nhưng đã tổ chức được các chương trình tư vấn hướng nghiệp đến với học sinh, thầy cô giáo. Nhưng chúng tôi biết rằng, hơn 10 năm qua nếu chương trình không có những người thầy không bục giảng như ông thì sao có được những dấu ấn cho chặng đường đã qua.

Trong 38 năm tuổi nghề thì có 20 năm ông gắn bó với hướng nghiệp, việc làm. Chừng ấy năm, ông vẫn “thủy chung” với nghề “vẽ đường tương lai” cho học sinh. Nhìn vào bảng thành tích, tôi thấy thầy có nhiều bằng khen, phần thưởng cao quý trong đó có Huân chương Lao động hạng 3. “Đó là sự ghi nhận của các cấp cho công việc của mình. Tôi luôn trân trọng và xem đó là sự động viên để ngày thêm cố gắng hơn”, ông nói. 

Chia tay ông sau một chuyến tư vấn cuối năm từ Bà Rịa – Vũng Tàu trở về, dù đường sá xa xôi vất vả nhưng ông vẫn ánh lên niềm vui mãn nguyện. Tôi biết, ông là người hạnh phúc. Bởi ông đang rong chơi với nghề mình chọn.

Trn Mnh

 

Bình luận (0)