Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Người thương binh giả chết… qua mặt địch

Tạp Chí Giáo Dục

Mt thi tui tr vào sinh ra t trên các chiến trưng min Đông, min Tây Nam b lm lúc cái chết gn k. Đến khi v hưu ông vn không dng đôi chân cu chiến binh đ tham gia vào các hot đng xã hi, sng tt và xây dng gia đình kiu mu trong chi hi. Ông là thương binh Lê Văn Ca – Ban Chp hành Hi Cu chiến binh P.6, Q.Gò Vp, TP.HCM.

V chng thương binh Lê Văn Ca cùng hai cháu ngo

Vào sinh ra t gia bom đn

Sau đợt tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1968, hàng vạn thanh niên miền Bắc xếp bút nghiên khi học hành còn dang dở lên đường ra mặt trận trong đó có cậu học trò Trường cấp 3 Hoàng Hóa 2, tỉnh Thanh Hóa. Nửa thế kỷ đã trôi qua, bây giờ ngoài 70 tuổi nhưng ông vẫn còn nhớ không khí sục sôi của thời đánh Mỹ: “Bạn bè cùng lứa với tôi không có ai ngồi yên để học. Mặc dù lúc đó mới xong lớp 9 chỉ còn 1 năm nữa là có bằng tốt nghiệp phổ thông nhưng nghe lời kêu gọi của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chúng tôi đều hăm hở xung phong. Trong nhà tôi đã có cha là bộ đội chống Pháp và đứa em kế đã nhập ngũ trước đó”. Theo lời kể của ông Ca, dù lớn tuổi nhưng có dáng người nhỏ con đi học mang biệt danh thằng Còi nên khi ra đứng giữa đồng mạ tuyển quân ông là người bị loại đầu tiên: “Tôi thật sự buồn vì nếu trở về nhà là mang tiếng thanh niên đào ngũ nên sau đó bằng mọi cách tôi xin được khám lại. Rất may nguyện vọng của tôi đã đạt được”. 

Sau khi nhập ngũ chàng trai trẻ tuổi đời 22 được phiên vào đơn vị 305 tập huấn tại Sơn Tây và sau đó thuộc B2, E6, F5 ở Hà Bắc chuẩn bị hành quân vào Nam: “Năm 1970 đơn vị hành quân vào Khu 4 rồi theo dãy Trường Sơn Tây đi sâu vào nước bạn Campuchia”. Đây là giai đoạn khốc liệt nhất ở chiến trường nên anh lính tình nguyện Lê Văn Ca đánh hết trận này đến trận khác ở mặt trận Kampong Thom, Kampong Cham… từng bước tiến về Tây Ninh, Tiền Giang đánh bót Chợ Gạo, Lò Gò, Xóm Giữa, kinh Nguyễn Văn Tiếp…

Ngồi tính nhẩm, cựu chiến binh Lê Văn Ca đã tham gia gần 10 trận đánh không kể lớn nhỏ. Cũng chừng đó trận đánh ông đã chứng kiến rất nhiều đồng đội bị thương và hy sinh ngay giữa chiến trường. Một vết thương ở đầu và ở cằm đã để lại trên người ông sau trận đánh ở Chợ Gạo và bót Thằng Hừng chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công năm 1975: “Cũng có trận đánh dù không bị trúng đạn nhưng tôi phải giả vờ chết để qua mặt kẻ thù chờ đến tối mò vào nhà dân như thế mới sống sót được”. Năm 1975 cùng với đơn vị, thương binh Lê Văn Ca ôm súng đánh dọc lộ 4 về tiếp quản Sài Gòn tại phi trường Tân Sơn Nhất.

Mu mc trong cuc sng

Bên cnh tm Huy hiu 45 tui Đng, thương binh Lê Văn Ca còn đưc trao tng Huân chương Kháng chiến hng 3, Chiến sĩ gii phóng và Chiến sĩ v vang hng 2, hng 3. Nim vui ln nht ca ông bà khi v già là thy 3 đa cháu ngoi đang là hc sinh Trưng THPT Trn Hưng Đo và TH Nguyn Thanh Tuyn đu là hc sinh gii nhiu năm lin và hiếu tho.

Sau khi ra quân năm 1978 ông ra quân mang theo 2 vết thương trở về quê nhà lấy vợ và tiếp tục công tác trong ngành thương nghiệp với vai trò là một cửa hàng trưởng ở huyện miền núi Như Xuân. Sau khi về hưu vì theo con cái nên ông bà làm một chuyến ngược vào Nam để sinh sống: “Thời gian đầu tôi vào trước cùng với các con, không có nhà phải ở tạm trong nhà người chị vợ trên đường Nguyễn Kiệm. Hai năm sau bà ấy nghỉ hưu xong mới vào cùng chồng con. Lúc đó cả gia đình chuyển về đây sinh sống”. Cuộc sống ban đầu nhiều khó khăn nhưng ông bà đều nuôi con thành đạt. Nhờ học hành đến nơi đến chốn nên các con của ông bà đã phương trưởng, riêng cậu con trai út là Lê Giang Nam hiện là cơ trưởng Việt Nam Air-line. Mặc dù phải chăm sóc 3 đứa cháu ngoại và người vợ bệnh tật liên miên nhiều năm nay nhưng thương binh Lê Văn Ca vẫn tích cực tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương. Nhất là khi về sinh hoạt tại P.6, ông được tín nhiệm bầu là Chi hội trưởng Chi hội 1, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh phường, thành viên Ban kiểm tra giám sát, Chi hội trưởng Hội Người cao tuổi: “Chi hội 1 có 74 hội viên trong đó có nhiều người từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh và 6 thương binh. Trong kháng chiến họ là những chiến sĩ dũng cảm, trong hòa bình họ vẫn giữ được phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ tham gia tích cực các hoạt động. Chúng tôi rất tự hào về đồng đội của mình” – ông Ca chia sẻ.

Hội trưởng Hội Cựu chiến binh P.6 nhận xét: “Đồng chí Lê Văn Ca là một thương binh dù hoàn cảnh gia đình hiện tại khó khăn nhưng ông vẫn lạc quan và có một tình thương yêu rộng lớn trong gia đình đối với vợ con. Với vai trò là một chi hội trưởng, đồng chí Ca tham gia nhiều phong trào của hội thăm nom sức khỏe đồng đội, giáo dục truyền thống cách mạng, tổ chức sinh hoạt hè cho các cháu thiếu nhi, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Bài, nh: Hương Thy 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)