Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Người tiêu dùng chưa được bảo vệ đầy đủ quyền lợi

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trên con đưng khiếu kin, khiếu ni, ngưi tiêu dùng (NTD) đang đơn đc vì không biết da vào ai, không biết thc hin như thế nào… Ni dung này đã đưc nêu ra ti bui làm vic ca y ban Khoa hc, Công ngh và Môi trưng ca Quc hi vi UBND TP.HCM v vic thc hin chính sách, pháp lut v bo v quyn li NTD.


Mua hàng hóa không nhãn mác, quyn li ca ngưi tiêu dùng khó đưc bo v

Luật Bảo vệ quyền lợi NTD được Quốc hội thông qua năm 2010 và có hiệu lực từ đầu năm 2011 được đánh giá là văn minh, nhân văn vì bảo vệ quyền lợi NTD chính là bảo vệ nhân dân. Tuy nhiên, qua 11 năm thực hiện cho thấy còn nhiều bất cập khi các điều luật chưa đi vào cuộc sống, chưa bảo vệ được nhiều NTD. Do đó, việc xem xét sửa đổi, bổ sung là cần thiết nhằm bảo đảm đạo luật có tính thực thi cao hơn.

X lý vi phm quá vt v

Bà Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng ban quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TP.HCM – nhấn mạnh, bảo vệ quyền lợi NTD là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quản lý Nhà nước. Trong lĩnh vực ATTP, nếu làm tốt từ tuyên truyền, nâng cao nhận thức, cải cách hành chính, cấp phép đúng hạn… đến giám sát, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm sẽ góp phần nâng cao chất lượng thực phẩm. Tuy nhiên, việc bảo vệ quyền lợi NTD đang gặp không ít khó khăn. Đơn cử Ban Quản lý ATTP TP phát hiện 20 tấn thịt heo đã hỏng nhưng quá trình tiêu hủy mất nhiều thời gian, tiền bạc.

“Theo quy định, chúng tôi phải đợi 3 ngày để doanh nghiệp bổ sung giấy tờ nguồn gốc thực phẩm, thêm vài ngày đợi giấy chứng nhận kiểm nghiệm kết quả. Khi hoàn tất giấy tờ thì doanh nghiệp bỏ trốn nên lại phải đợi thêm 7 ngày để UBND địa phương ra văn bản công nhận doanh nghiệp bỏ trốn rồi mới có quyết định cưỡng chế tịch thu tiêu hủy. Do lượng hàng trên 20 tấn nên phải đấu thầu chi phí tiêu hủy. Đấu thầu xong thì hết toàn bộ số tiền dành cho 6 tháng kiểm tra ATTP…”, bà Lan tâm tư.

Theo đó, bà Lan đề xuất, các quy định trong luật cần được xem lại. Bởi một doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân muốn vi phạm thì rất dễ dàng, trong khi đó cơ quan quản lý Nhà nước muốn bắt và xử lý lại rất vất vả.

Cũng theo bà Lan, hiện nay thanh tra theo kế hoạch là dạng thanh tra lập kế hoạch báo trước cho doanh nghiệp về ngày, giờ. Điều này sẽ khiến tính chính xác không cao. Bên cạnh đó, hiện đang nở rộ bán hàng không phép trên các mạng xã hội Facebook, Zalo… nhưng chưa có văn bản quản lý, bảo vệ NTD. “Đây là nhiệm vụ của Bộ Công thương, phải khẩn trương đưa ra giải pháp mới theo kịp được tốc độ phát triển thị trường”, bà Lan đề xuất.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ – Giám đốc Sở Công thương TP.HCM – cũng cho biết, giao dịch thương mại điện tử ngày càng gia tăng đòi hỏi cần có quy định pháp luật để bảo về quyền lợi NTD. Hình thức giao dịch, các loại hợp đồng chưa được xác định rõ ràng trong quy định pháp luật nên đã xảy ra trường hợp “mua điện thoại nhưng nhận được cục gạch”.

Ông Vũ cho rằng, công tác bảo vệ quyền lợi NTD là vấn đề lớn tại TP.HCM. Bởi khối lượng hàng hóa giao dịch trên địa bàn TP chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tất cả các nguồn thu và từ đây cũng phát sinh các vấn đề liên quan đến tranh chấp, hài lòng hay không hài lòng của NTD. Tuy nhiên, trong cơ chế giải quyết tranh chấp, NTD và doanh nghiệp ít sử dụng hình thức giải quyết bằng trọng tài hoặc tòa án vì vất vả, tốn nhiều chi phí, thời gian. Nhiều vụ việc Sở Công thương hòa giải giữa NTD và doanh nghiệp đạt kết quả nhưng cũng có không ít vụ phải chuyển qua tòa án vì hạn chế trong cơ chế thẩm định, đánh giá chất lượng sản phẩm.

Xu hưng khiếu ni s gia tăng

Theo ông Võ Văn Hoan – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM – thì, NTD đang đơn độc trên con đường khiếu kiện, khiếu nại. Hơn 10 năm triển khai Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, nhận thức của nhà sản xuất và NTD về các quyền lợi được nâng lên tuy nhiên việc cụ thể hóa quy định của luật thành Nghị định 99 (năm 2011) và Nghị định 98 (năm 2020) vẫn chưa đi vào cuộc sống. Nghị định 99 không nói đến xử phạt hành chính. Gần 10 năm sau Nghị định 98 ra đời, lúc đó mới có quy định cụ thể hành vi tuy nhiên tính thực thi còn chậm.

“NTD có sự hiểu biết nhưng khiếu kiện, khiếu nại ít vì họ không biết dựa vào ai, không biết thực hiện như thế nào, chứng minh bằng cách nào và cảm thấy đơn độc nếu đi khiếu kiện, khiếu nại”, ông Hoan cho biết.

Cụ thể, tại điểm D, khoản 2, điều 20 Nghị định 99 yêu cầu NTD khi khiếu kiện phải cung cấp tài liệu và chứng minh là rất khó. Ví dụ trường hợp sử dụng nước uống chỉ có một chai nước là sản phẩm trao đổi thì NTD khó cung cấp tài liệu chứng minh bằng thực nghiệm, xét nghiệm nhanh, kịp thời, trong khi nhà sản xuất có vô vàn lý do đổ lỗi cho NTD.

Nghị định 98 quy định xử phạt cụ thể hơn nhưng chưa quan tâm đến phạm vi sự việc. Cụ thể, một dịch vụ ăn uống cung cấp thức ăn cho nhiều người nhưng chỉ xử phạt vài triệu đến vài chục triệu đồng cho một hành vi vi phạm. Sự việc này phải có quy định về tính tác động đến diện rộng xã hội trực tiếp là sức khỏe của con người, từ đó cần xử lý nhiều hơn, nghiêm minh hơn.

“Xu hướng làm ăn gian dối, hàng gian, hàng giả, lừa bịp NTD ngày càng tăng, theo đó số NTD khiếu nại cũng sẽ gia tăng. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung luật phải mạnh mẽ hơn, chi tiết hơn làm cơ sở để nghị định cũ tiếp tục phát triển”, ông Hoan nói.

Theo báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền NTD giai đoạn 2010-2022 của UBND TP.HCM cho thấy, hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ NTD chủ yếu thuộc các nhóm thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại; vi phạm dịch vụ đi kèm; hàng kém chất lượng, không bảo đảm; vi phạm vệ sinh ATTP, hàng giả, hàng nhái… ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, niềm tin của NTD.

Từ thực trạng này, Sở Công thương TP đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền phổ biến về quyền và nghĩa vụ của NTD cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền lợi NTD. Đồng thời sở này cũng kiến nghị nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung đến Chính phủ, Quốc hội, Bộ Công thương để hoàn thiện hơn Luật Bảo vệ quyền lợi NTD. Trong đó kiến nghị Bộ Công thương thành lập các trung tâm bảo vệ quyền lợi NTD khu vực Bắc, Trung, Nam. Vì kinh nghiệm quốc tế cho thấy, để triển khai thành công công tác bảo vệ quyền lợi NTD cần xây dựng được một hệ thống cơ quan, tổ chức bảo vệ giữ vai trò cốt lõi, trung tâm. Đồng thời, cần có cơ chế huy động được sự tham gia tích cực của các cơ quan, tổ chức khác và toàn thể xã hội…

Nguyn Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)