Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Người trẻ bắt đầu khắt khe với chính mình!

Tạp Chí Giáo Dục

T khi có thông tin dch bnh Covid-19, ai ai cũng lo lng cho sc khe ca mình, đc bit đi vi nhng bn tr. Đ bo v bn thân, nhiu bn tr đã hình thành đưc thói quen tt.

Bn tr chy b đ bo v sc khe trong mùa dch (nh minh ha)

1.Với người trẻ, được ngồi quán lề đường ăn bánh tráng trộn, uống trà sữa hoặc tụ tập đi chơi, tán gẫu cùng bạn bè sau những giờ học tập, làm việc là điều vô cùng thú vị. Thế nhưng, từ khi có thông tin dịch bệnh đến nay, dường như các hàng quán đều rơi vào tình trạng ế ẩm, nhiều bạn trẻ cũng vô cùng ái ngại mỗi khi ra đường, đến nơi đông người, hạn chế ăn uống ngoài đường…, thay vào đó, họ dành thời gian chăm sóc sức khỏe của bản thân hơn. Theo bạn Nguyễn Thị Mỹ Duyên (sinh viên ngành CNTT, Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học), nếu trước đây em sống hơi “thoải mái”, sẵn sàng ăn cơm ngoài, la cà cùng chúng bạn thì từ khi có thông tin dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, em bắt đầu lo sợ và khó với bản thân hơn, chẳng hạn: mỗi lần đi ra đường, mình trùm kín mặt mũi, ít ăn uống ở nơi công cộng và tập luyện thể dục thể thao để bảo vệ sức khỏe – điều mà trước đây em chưa làm được.

Trong khi đó, bạn Trương Thị Mai Trâm (bạn của Duyên) cũng cho rằng: “Bây giờ em thấy mình “ngoan” hơn, tự dậy sớm nấu ăn, thường xuyên dọn dẹp nơi ở để có không gian thoáng mát, sạch sẽ, ít đi phượt cùng bạn bè, thường xuyên ăn cơm gia đình… Bên cạnh đó, em còn trồng một số chậu hoa, cây kiểng trước nhà để vừa giúp mảng xanh vừa có thể ngắm nhìn để thư giãn…”.

Sng “thoi mái” giúp mình không b gò bó, làm nhng vic bn thân mình thích. Tuy nhiên, vic gì cũng có chng mc và sc khe là trên hết, nht là trong mùa dch bnh như hin nay. Và đôi khi, kht khe vi bn thân cũng là điu tt giúp mình biết đâu là gii hn đ có th dng chân đúng lúc đ cuc sng tr nên tươi đp, hnh phúc hơn, nhng ngưi thân yêu không phi phin mun vì mình…

2.Không chỉ đối với những bạn nữ, một số bạn nam cũng bắt đầu tạo được thói quen tích cực, cụ thể là trường hợp của Lê Nguyễn Minh Nghĩa (sinh viên năm 2, ngành điện tử, Trường Đại học Sài Gòn). Nghĩa cho biết: “Để bảo vệ bản thân, em thường xuyên vệ sinh cá nhân, lúc nào cũng có khẩu trang, nước rửa tay bên mình để sử dụng khi cần thiết. Nếu trước đây em thường hay rủ bạn bè đi ăn uống thì bây giờ rủ bạn về nhà rồi cùng nhau nấu ăn. Như vậy vừa có được bữa ăn đảm bảo vệ sinh lại vừa tạo không khí vui tươi trong gia đình. Bên cạnh đó, em cũng tăng cường chơi bóng rổ, chạy bộ để có sức dẻo dai, khỏe mạnh”.

Tương tự, bạn Lê Kiều Loan (sinh viên năm 2, ngành tiếng Anh thương mại, Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại) cũng cho rằng, bản thân đã hình thành được nhiều thói quen tốt. Theo Loan, do là con gái duy nhất trong gia đình nên cha mẹ rất yêu thương và lo lắng từng miếng ăn, giấc ngủ. Điều đó đã làm Loan luôn ỷ lại và dựa dẫm vào gia đình, thậm chí khi vào TP.HCM học tập em vẫn quen với việc có người chăm sóc nên việc ăn uống em toàn mua bên ngoài về ăn. Nhưng thói quen đó đã thay đổi từ khi em bị bệnh rối loạn tiêu hóa do một lần ăn bên ngoài. Từ đó Loan đã cùng bạn bè nấu ăn. “Em mua thực phẩm sạch tại những cửa hàng có uy tín về tự chế biến ăn vừa ngon, rẻ lại vệ sinh, những ngày qua trước tình hình dịch bệnh em càng lo cho sức khỏe mình hơn: dậy sớm chơi thể thao, ăn chín uống sôi, đeo khẩu trang…”.

Sống “thoải mái” giúp mình không bị gò bó, có thể đi khắp nơi để trải nghiệm cuộc sống, làm những việc bản thân mình thích. Tuy nhiên, việc gì cũng có chừng mực và sức khỏe là trên hết, bởi khi có sức khỏe, chúng ta mới có thể làm việc, học tập… nhất là trong mùa dịch bệnh như hiện nay. Và đôi khi, khắt khe với bản thân cũng là điều tốt giúp mình biết đâu là giới hạn để có thể dừng chân đúng lúc để cuộc sống trở nên tươi đẹp, hạnh phúc hơn, những người thân yêu không phải phiền muộn vì mình…

Bài, ảnh: Trinh H

 

Bình luận (0)