Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Người trẻ đưa khoa học vào thực tiễn

Tạp Chí Giáo Dục

Đam mê, sáng to, ngh lc đã giúp nhiu bn tr có nhng nghiên cu, ng dng khoa hc công ngh vào gii quyết các vn đ trong cuc sng, to ra nhng giá tr sn phm, hiu qu kinh tế cao, góp phn xây dng, phát trin “thành ph thông minh”. Mi đây, h là nhng gương mt đưc tuyên dương là công dân tr tiêu biu ca TP.HCM năm 2017…

Nguyn Thành An (gia)

Phát hin và nhn biết khuôn mt qua hình nh

Ứng dụng phát hiện và nhận biết khuôn mặt qua hình ảnh chính là đề tài khóa luận tốt nghiệp “Tổng hợp và tìm kiếm trên video dựa vào phát hiện và nhận biết mặt người” đạt 10/10 của Nguyễn Thành An (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM). Đề tài còn mang lại giải nhất lĩnh vực CNTT tại giải thưởng SV nghiên cứu khoa học Euréka cho An trong năm 2017. An cho biết: “Đây chính là hệ thống dịch vụ trực tuyến, trong đó cung cấp tính năng phát hiện, nhận biết khuôn mặt, được xây dựng chạy trên website, cho phép nhiều loại thiết bị sử dụng như điện thoại, laptop, robot…”.

Để đưa vào thực tiễn, An và thành viên trong nhóm cùng xây dựng các ứng dụng: Hệ thống giám sát ra vào tại cổng cơ quan; Hệ thống truy vấn nhân vật theo khuôn mặt; Ứng dụng xem phim theo nhân vật… Thông qua hệ thống giám sát, sẽ phát hiện người qua lại là ai, từ đó lưu vào máy tính, phục vụ công tác theo dõi. Ở hệ thống truy vấn, người dùng có thể nhập tên, hệ thống sẽ cho ra danh sách các video hoặc phân đoạn video có xuất hiện người được truy vấn, dùng để quản lý, tìm kiếm kho ảnh, video với kích thước lớn. Riêng ứng dụng xem phim, mỗi nhân vật tương ứng sẽ có một danh sách các phân cảnh xuất hiện – cho phép người dùng chọn xem phân cảnh nhân vật trong phim mà họ quan tâm, giúp tiết kiệm thời gian mà vẫn nắm hết nội dung chính… An chia sẻ, hệ thống dịch vụ này có khả năng phát hiện chính xác lên đến 97% và khả năng nhận diện lên đến 93%.

Sinh ra tại Bến Tre, lại đam mê CNTT từ những năm học phổ thông nên An đã quyết tâm theo đuổi ngành học này và gặt hái nhiều danh hiệu, giải thưởng, học bổng trong nước, quốc tế trong học tập, nghiên cứu. Đây cũng là động lực để An bước vào con đường nghiên cứu, chinh phục khoa học trí tuệ nhân tạo. Việc quyết định thực hiện ứng dụng phát hiện và nhận biết khuôn mặt là bởi An được truyền cảm hứng từ năm ba ĐH, khi cùng nhóm bạn nghiên cứu được tham gia cuộc thi quốc tế – MediaEval 2016. Trong đó bài toán đặt ra là phát hiện những người xuất hiện trong các video truyền hình khiến An thích thú, quan tâm. Sau khi hoàn thành chuyến thực tập tại Viện JAIST (Nhật Bản) về nhận biết mặt người vào cuối năm 2017, An và nhóm bạn tiếp tục phát triển đề tài trong luận văn tốt nghiệp, cho ra các sản phẩm với chặng kéo dài 2 năm.

Hiện thị trường đã có các API (Application Program Interface – giao diện lập trình ứng dụng) về khuôn mặt nhưng chủ yếu cho người nước ngoài, tập trung ở các nước châu Âu và Mỹ. Đề tài của nhóm An hướng đến dịch vụ trực tuyến dành cho người Việt Nam với các ứng dụng phù hợp với cấu trúc, hình dạng, các đặc điểm khuôn mặt người Việt. Theo An, dịch vụ có tiềm năng ứng dụng cao trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là các hệ thống tương tác với người có sử dụng camera thu nhận hình ảnh. Việc phát hiện ra khuôn mặt con người và nhận biết họ là ai sẽ mang đến nhiều cơ hội, chức năng như chứng thực, giám sát, quảng cáo theo nhu cầu, tương tác thông minh.

Trước những tính năng của ứng dụng, đề tài này đang được phát triển tại phòng thí nghiệm công nghệ phần mềm SELab thuộc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên. Trong tương lai, An và nhóm sẽ hoàn thiện các chức năng đang có, tối ưu để chạy nhanh hơn và thêm vào chức năng so sánh khuôn mặt cũng như định dạng khuôn mặt.

Bùi Minh Thng

Tin t nhân đôi t nhng bch nm

Sau khi tốt nghiệp THPT và hai năm học chuyên ngành tiếng Nhật, anh Bùi Minh Thắng (27 tuổi, ở huyện Củ Chi, TP.HCM) dự kiến du học Nhật Bản. Tuy nhiên anh đã quyết định từ bỏ ở phút chót để bắt tay vào phát triển nghề trồng nấm mà gia đình gắn bó hơn 20 năm nay. Lý do anh thấy nhu cầu sử dụng nấm của thị trường ngày càng nhiều nhưng cung không đủ cầu nên anh quyết định tiếp tục phát triển công việc này. Tuy nhiên, thay vì tập trung trồng, anh Thắng hướng vào sản xuất phôi sạch, để cung cấp cho người trồng nấm.

Năm 2015, có 300 triệu đồng vốn vay ban đầu từ người thân, anh Thắng bắt tay vào đổi mới công nghệ ươm trồng, nhưng sớm thất bại vì thiếu kinh nghiệm. Không từ bỏ, anh tiếp tục phân tích, tìm nguyên nhân thất bại và nhận thấy việc sản xuất với quy mô nhỏ lẻ của gia đình cùng với nguồn giống mua lại từ đơn vị khác sẽ chứa nhiều rủi ro. Tháng 4-2016, anh chủ động học hỏi qua internet, tự sản xuất mẫu giống. Sau hai tháng, anh đã cho ra đời lô phôi đầu tiên với 15.000 túi. Thành phần mỗi túi gồm mùn cao su nguyên chất kết hợp cám gạo, phân DBD… Sau khi đưa vào hấp 10 tiếng đồng hồ ở 100 độ C, túi phôi được đưa ra, để nguội trong 24 giờ sau đó cấy meo giống vào. Tiếp tục ủ 20-25 ngày cho đến khi tơ trắng chạy được 2/3 túi, anh đưa ra cung cấp cho thị trường.

Theo anh Thắng, mỗi túi phôi nặng 1,2kg, cho từ 300-400g nấm trong khoảng thời gian thu hoạch 4 đến 5 tháng. Khi đưa ra thị trường, trừ chi phí, anh lời khoảng 5 ngàn đồng/túi.

Phôi sạch, cho ra nấm chất lượng khiến thị trường mua tăng lên đáng kể, anh đã táo bạo gom hết sổ đất, nhà ở vay 600 triệu đồng để tiếp tục đầu tư, mở rộng. Khác trước đó, anh mạnh dạn đầu tư thêm nhiều trang thiết bị hiện đại vào sản xuất. Từ thay thế lò đốt củi trực tiếp bằng lò hơi cho đến sử dụng máy phun sương, máy tự động điều chỉnh nhiệt độ nhà trại, lò hấp phôi, lò áp suất… nhằm giảm thiểu chi phí vận hành, khí thải vào môi trường mà lại dễ dàng kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm nhà trại, tạo môi trường tốt nhất  nấm phát triển. Bên cạnh đó, anh còn nhập thiết bị tủ cấy từ nước ngoài để đạt thanh trùng tuyệt đối, hạn chế phôi nhiễm nấm bệnh, đồng thời học hỏi thêm một số mô hình trang trại áp dụng công nghệ cao về áp dụng cho trại của mình. Để chủ động tạo ra những phôi nấm chất lượng, anh còn tự học sản xuất meo giống. Quá trình nuôi cấy meo được thực hiện hoàn toàn khép kín trong phòng thí nghiệm với phương pháp tách mô, giúp tạo ra những meo khỏe mạnh.

Từ diện tích 100m2 ban đầu, anh Thắng mở rộng lên 700m2 và đang phát triển lên 3.000m2. Hiện cơ sở nuôi trồng nấm của anh có 2 khu vực thu hoạch và 4 khu ủ phôi nấm, với khoảng 10 giống nấm có chất lượng, phù hợp với khí hậu Việt Nam như bào ngư, sò, hoàng đế, vân chi, linh chi, hồng ngọc… Mỗi ngày cơ sở cho ra lò 3.000 túi phôi, tỷ lệ phôi hư ban đầu giảm từ 5% xuống còn 3%/1.000 phôi. Đây là tỷ lệ thấp nhất đối với nghề trồng nấm hiện nay. Và mỗi tháng xuất ra thị trường khắp cả nước từ 70.000 đến 80.000 túi phôi, có thời điểm đạt 100.000-120.000 túi. Trừ hết chi phí, anh thu lời từ 150-200 triệu đồng/tháng.

Công việc ươm trồng nấm ngày càng phát triển, cơ sở nấm của anh Thắng đã tạo việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động địa phương. Từ những kinh nghiệm có được trong quá trình làm nấm, anh còn luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ những đoàn viên, thanh niên có ý tưởng làm kinh tế. Ngoài ra, cơ sở nấm của anh còn là địa điểm tiếp nhận nhiều đoàn sinh viên các trường ĐH về thực tập, học hỏi.

Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, thành phố khuyến khích thanh niên làm kinh tế giỏi – anh Thắng với tinh thần dám nghĩ, dám làm, tiên phong ứng dụng công nghệ vào sản xuất, gặt hái kết quả cao được xem là tấm gương để các bạn trẻ có khát vọng và ý tưởng làm giàu học tập, noi theo. Trong năm 2017, ngoài danh hiệu công dân trẻ tiêu biểu của thành phố, anh còn được Trung ương đoàn trao giải thưởng Lương Định Của, Thành đoàn tặng bằng khen thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi.

Nguyn Trinh

 

Bình luận (0)