Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Người viết cổ tích cho những chiếc mo cau nhỏ bé

Tạp Chí Giáo Dục

Không ai nghĩ, nhng chiếc mo cau bao đi già nua rng xung mua vui cho nhng đa tr quê nghèo ri vào gian bếp ca bà, ca m trn vn mt đi tn hiến quê nghèo li có mt ngày xung tàu thy, lên máy bay ra thế gii. Nguyn Văn Tuyến – chàng trai quê gc Qung Nam đã viết nên câu chuyn c tích y, đưa nhng sn phm làm t mo cau lên bàn ăn sang trng tn nhng x s xa xôi.


Nguyn Văn Tuyến còn thành công t sn xut chén, dĩa t lá bàng bin

Tìm giá tr cho… rác

Nguyễn Văn Tuyến, sinh năm 1984, quê gốc Quảng Nam, lớn lên ở Phú Yên. Những tháng năm tuổi thơ êm đềm của Tuyến luôn gắn bó với vườn quê, đồng ruộng. Lá cây từng đi vào những trò chơi ấu thơ. Lớn lên, tốt nghiệp ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM, Tuyến không theo nghề đã chọn. “Tôi sinh ra và lớn lên ở nông thôn nên phần nào đó ký ức gắn liền với nông nghiệp. Đó là lý do tôi chọn cùng một nhóm bạn thành lập công ty sản xuất sản phẩm từ cùi bắp, bã mía, lá xoài khô… để khởi nghiệp”, Tuyến kể.

Câu chuyện bắt đầu từ năm 2013, khi Tuyến nhận thấy vùng xoài thuộc huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) phát triển xanh tốt. Mùa lá rụng, những triền cát trải đầy lá vàng. Tuyến quyết định thu gom lá xoài khô, dùng kỹ thuật ép tạo hình lá đẹp để xuất khẩu ra nước ngoài. Với giá mỗi 1kg lá xoài trị giá 1.000 đồng, người dân phấn khởi thu gom để bán. Tuyến nói, thời điểm ấy, nhu cầu mua phế phẩm từ nông nghiệp để làm giá thể cây trồng từ nước Nhật rất lớn. Chỉ trong vòng 5 tháng, Tuyến xuất khẩu đến 500 tấn lá xoài cho nước bạn.

Năm 2019, một lần đi công tác ở Quảng Ngãi, nhận thấy nơi này có nhiều vựa cau. Mỗi mùa thu hoạch, trái được bán đi nhưng mo cau vẫn ngổn ngang giữa ruộng vườn. Ký ức ấu thơ trỗi dậy: “Ngày nhỏ, tôi cũng thường giúp bà trèo cau hái quả. Những buồng cau luôn được bao bọc bởi những chiếc mo cau, khi cau đủ tuổi được ngoại mang ra chợ bán, tụi nhóc trong xóm thường lấy chiếc mo cau làm trò chơi, khi thì kéo xe, lúc khác trời nóng bức lại cắt thành hình chiếc quạt. Mùa mo cau rụng nhiều, ngoại thường sai tôi nhặt làm củi đốt để nấu ăn”, Tuyến kể lại. Tuyến quyết định tìm hiểu và thử sức với các sản phẩm chén, dĩa, thìa muỗng… từ mo cau. Ngoài việc trực tiếp thu mua nguyên liệu từ 2 vựa cau ở Tây Sơn và Nghĩa Hành (tỉnh Quảng Ngãi), Tuyến còn đặt mua từ vựa cau của tỉnh Quảng Nam. Ngần ấy nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu để Tuyến sản xuất sản phẩm bền vững.

Mới đây nhất, Tuyến còn nghiên cứu, cho ra sản phẩm từ lá bàng biển và nhận được nhiều sự hưởng ứng tích cực từ người tiêu dùng. “Dọc biển miền Trung, từ Đà Nẵng vào đến Phú Yên, bàng biển được trồng rất nhiều. Số lượng lá già, vàng nếu không sử dụng sẽ rất lãng phí. Nếu mình sản xuất được sản phẩm thì cũng sẽ tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân”, Tuyến cho biết”.

Thoát phn mo cau

Để cho ra đời sản phẩm từ mo cau và sau này thêm lá bàng đạt chất lượng, Tuyến nhập máy móc ở Ấn Độ về thực hiện các công đoạn dập, ép. Sản phẩm được kiểm định chất lượng đảm bảo an toàn với sức khỏe con người, năm 2020, Tuyến mang đến một hội chợ triển lãm. Từ đó, các đơn hàng được đặt đều đặn hơn, nhiều đơn vị ở nước ngoài như Mỹ, Canada, Ba Lan, Hà Lan, Hàn Quốc… đặt hàng. Tuyến bảo, không ai nghĩ có ngày những chiếc lá khô, cái mo cau nhỏ bé lại đổi phận mình, được lên máy bay, xuống tàu thủy ra thế giới. Chính bản thân Tuyến cũng có những phút giây đắn đo khi tìm đầu ra cho sản phẩm. Niềm tin và chất lượng sản phẩm đã giúp Tuyến có thêm động lực và quyết tâm để cho mo cau, lá bàng thoát phận.


Nguyn Văn Tuyến khi nghip t mo cau

Để mở rộng thị trường, Tuyến đầu tư thêm nhiều máy móc. Các công đoạn làm ra sản phẩm để được quản lý một cách chặt chẽ nhằm đảm bảo vệ sinh, an toàn với người tiêu dùng. Trước mỗi chuyến hàng xuất đi, Tuyến đều thực hiện kiểm định sản phẩm theo quy định và đáp ứng nhu cầu của đơn vị thu mua, nhất là với các nước trên thế giới có yêu cầu rất khắt khe về các tiêu chí đảm bảo sức khỏe con người. “Ưu điểm của sản phẩm từ mo cau, lá bàng… là làm hoàn toàn từ chất liệu tự nhiên, qua các công đoạn làm sạch, sấy, ép và khử khuẩn nên rất đảm bảo. Sản phẩm có thể tái sử dụng và thân thiện với môi trường. Việc xuất khẩu sản phẩm từ lá bàng biển cũng góp phần khuyến khích bà con dọc biển bãi ngang của miền Trung trồng loại cây này để tăng thu nhập và chắn gió, chắn sóng”, Tuyến chia sẻ.

Trung bình, mỗi tháng cơ sở Tuyến cung cấp cho thị trường khoảng 600.000 sản phẩm chén, dĩa, khay… bằng mo cau và khoảng 1.000 sản phẩm từ lá bàng biển. Cơ sở đảm bảo việc làm cho 15 lao động thường xuyên với mức thu nhập ổn định từ 6 đến 7,5 triệu đồng/tháng/lao động. Đó là chưa kể người dân vùng nguyên liệu cau, lá bàng biển cũng có thêm một nguồn thu nhập.

“Nhiu ngưi hi vì sao tôi theo hc ngành giao thông vn ti mà li chn nông nghip đ khi nghip? Tôi không quan nim hc ngành gì phi làm ngành đó. Tri qua môi trưng đi hc là đ giúp bn thân tích lũy thêm kiến thc, nm bt phương pháp và rèn luyn các k năng. Khi bn thy kh năng mình phù hp và yêu thích mt lĩnh vc nào đó, hi đ các yếu t thì hãy mnh dn dn thân. Đưng đến thành công đương nhiên s tri qua nhiu khó khăn, thm chí tht bi. Nhưng tt c đó đu là bài hc giá tr giúp mình tìm đúng hưng đi”, Tuyến nói.

“Tôi muốn tạo nên chiếc cầu nối gắn kết chặt chẽ giữa người nông dân, lao động với người tiêu dùng để góp phần hạn chế lượng rác thải nhựa, xốp đang ngày một đè nặng lên môi trường trái đất. Thay đổi nhận thức người tiêu dùng không phải chuyện ngày một, ngày hai. Trước mắt, tôi nỗ lực tạo ra sản phẩm với mức giá thấp nhất có thể, từ đó từng bước một cho người tiêu dùng thấy những lợi ích khi mình sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường. Tôi mong, điều đó được lan tỏa và ngày càng được hưởng ứng nhiều hơn vì một trái đất xanh, không rác thải nhựa”, Tuyến bộc bạch.

“Nhiều người hỏi vì sao tôi theo học ngành giao thông vận tải mà lại chọn nông nghiệp để khởi nghiệp? Tôi không quan niệm học ngành gì phải làm ngành đó. Trải qua môi trường đại học là để giúp bản thân tích lũy thêm kiến thức, nắm bắt phương pháp và rèn luyện các kỹ năng. Khi bạn thấy khả năng mình phù hợp và yêu thích một lĩnh vực nào đó, hội đủ các yếu tố thì hãy mạnh dạn dấn thân. Đường đến thành công đương nhiên sẽ trải qua nhiều khó khăn, thậm chí thất bại. Nhưng tất cả đó đều là bài học giá trị giúp mình tìm đúng hướng đi”, Tuyến nói.

Phan Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)