Lâu nay bạn được nghe người nước ngoài nhận định: “VN tuyệt quá, tôi yêu VN…” nhưng thực tế có phải như vậy? Những chia sẻ của các doanh nhân, người nước ngoài sống ở Việt Nam khiến người Việt phải 'giật mình' nhìn lại.
Sự khác biệt về văn hóa luôn tạo nên những tranh cãi. Tuy nhiên, những góc nhìn và 'soi' của những người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam sẽ khiến người Việt nhìn lại chính mình.
Bất an….
W.Grunkorn luật sư người Đức kể, tôi sống ở TPHCM đã vài năm nhưng vẫn không quên kỷ niệm nhớ đời trong những ngày đầu mới đến. Lần đó, tôi ngồi tại một quán cà phê ở trung tâm, một thanh niên đến gần tỏ vẻ thân thiện, sau đó bắt chuyện kiểu như những người Việt khi làm quen với “ông Tây”: Xin chào, bạn tên gì, bạn từ đâu đến…, lát sau nhìn xuống bàn tôi không thấy chiếc điện thoại đâu nữa.
F. Charles doanh nhân người Pháp, chuyên ngành mỹ phẩm hữu cơ chia sẻ, tôi di chuyển hàng ngày bằng xe máy, dù có xe hơi nhưng tôi không dám đi vì luật giao thông VN là không theo luật nào cả, như cách gọi của bạn bè tôi là “Vietnamese law style”. Cách taxi và xe máy lưu thông trên đường giống giao thông nước Ý, khiến tôi sợ hãi đến mức không dám đi taxi. Có lần, tôi cần vào công viên Tao Đàn để đi dạo, hỏi thăm mới biết là phải gửi xe máy ở góc đường Trương Định – Nguyễn Thị Minh Khai. Vừa qua khỏi máy bấm thẻ thì phía sau còi bấm inh ỏi, nhưng tôi không thể di chuyển vì phía trước cũng có một xe máy khác dắt ra và cô ấy cứ loay hoay mãi, không tiến lên để tránh đường cho xe khác, chiếc phía sau tôi thấy vậy liền la lớn vì nghĩ rằng tôi không nghe tiếng còi. Lúc đó, tôi hoảng quá đành tấp vội chiếc xe tôi vào chiếc bên cạnh, rồi ai muốn xếp thế nào thì xếp.
Nói chung, mỗi khi ra đường tôi cứ luôn miệng “stupid asshole” (từ chửi thề của người Mỹ). Phải mất một thời gian dài tôi mới dám tự đi xe máy trên đường nhưng luôn trong tư thế “vững như tảng đá giữa dòng nước”.
Buồn cười nhất đối với F. Charles là văn hóa nơi công cộng. Ông kể, bạn tôi thường nói, khi vào một nhà hàng nếu thấy có người Hàn, Trung Quốc và người Việt thì nên di chuyển đến nơi khác vì họ luôn làm ồn. Xin lỗi nếu làm các bạn phật lòng, tôi biết không phải tất cả đều như vậy nhưng một nhóm người đã khiến các bạn mất điểm. Đặc biệt, trẻ con thường làm ồn trong sân bay và trên máy bay. Tôi không hiểu cách giáo dục trẻ của người Việt, họ đối lập hoàn toàn với chúng tôi, khi còn nhỏ thì để trẻ tự do nhưng khi trưởng thành thì chúng hoàn toàn lệ thuộc vào bố mẹ, chúng không dám tự quyết điều gì.
|
F. Charles cho biết thêm với văn hóa phương Tây, trẻ sẽ bị phạt nghiêm khắc nếu làm ồn nơi công cộng, nhiều lần vi phạm mà bố mẹ không hưởng ứng trẻ sẽ tự biết kiềm chế, nhưng khi ở độ tuổi 16-17 trẻ tự làm mọi điều mình thích.
Các cô gái trẻ không biết trân trọng vẻ đẹp Á
Guy Klages, một chuyên gia truyền thông đến từ Mỹ thì kịch liệt phản đối chuyện trang phục: Tôi thấy buồn cười khi nhiều phụ nữ Việt ra biển mang áo đầm, giày cao gót và chụp ảnh rồi về, ở đất nước tôi họ chỉ mặc vậy cho bữa tối hoặc những sự kiện đặc biệt.
Palak Parikh (chuyên gia ngành y, làm việc tại khu công nghệ cao quận 9) kể: tôi có 10 năm sinh sống tại Anh nên hiểu rất rõ về văn hóa phương Tây, thành phố nơi tôi sinh ra cũng đặc trưng nên màu da tôi khá sáng, gương mặt tôi trông giống người Tây Ban Nha. Tôi rất yêu vẻ đẹp của các cô gái Việt và muốn có bạn gái tại đây những đã trải qua hơn hai năm tôi vẫn chưa tìm được. Tôi chỉ muốn nói về những cô gái trẻ, vì những người lớn hơn tôi rất giỏi nhưng tiếc là họ đã có gia đình. Họ hầu như không tự tin về vẻ đẹp châu Á. Bạn biết không, làn da của các cô gái Việt trắng mịn, rất hợp với mái tóc đen nhưng các bạn cứ cố chạy theo vẻ đẹp Tây phương. Làn da người phương Tây không mịn, nhiều đốm tàn nhang và nhanh lão hóa, sau tuổi 40 làn da của họ đã bắt đầu chảy xệ, nhưng các cô gái Việt lại tìm cách nhuộm da nâu, tóc vàng, độn mũi cao để cho giống vẻ đẹp phương Tây.
Thứ hai theo Palak Parikh là họ rất dễ yêu (!?). Anh kể: "Căn hộ tôi ở Premium quận 2 là nơi có nhiều cô gái Việt "tìm" đàn ông ngoại quốc. Một lần tôi gặp cô gái như vậy tại siêu thị Metro, chúng tôi chào hỏi và kết bạn, sau đó tôi mời cô ấy đến nhà chơi để dùng trà. Bạn biết không, buổi tối cô ấy xuất hiện trước nhà tôi với trang phục không thể hở hơn, như sẵn sàng cho việc làm tình hoang dã, tôi đành phải phải mời cô ấy ra ngoài vì không muốn bị cảnh sát bắt vì lạm dụng phụ nữ. Ngay cả những cô có trình độ học vấn cao cũng vậy. Họ rất dễ để làm quen, tôi nói chuyện với rất nhiều người qua Viber hoặc Zalo mà chưa gặp mặt bên ngoài bao giờ, tiếng Anh họ rất tốt nên tôi có thể thoải mái nói về mọi đề tài nhưng bạn biết không họ chỉ tập trung vào chuyện tán tỉnh. Chỉ sau vài lần nói chuyện là họ muốn mời tôi đến quán rượu và sau đó về nhà… ”.
Palak Parikh nhận xét thêm: Khi đến các sự kiện quan trọng cũng vậy. Tôi mặc vest và đến đúng giờ nhưng các cô gái Việt hầu như không tuân thủ mặc dù trong thư mời đã ghi rõ thời gian, loại và màu sắc trang phục. Tôi cảm giác như họ đến đó để tìm bạn trai chứ không phải giao lưu hoặc phát triển công việc. Nhiều cô đến trễ, giày cao gót và mặc những trang phục chỉ hợp cho phòng ngủ hoặc dạo phố, cách nói chuyện khiến đa số đàn ông phương Tây đánh giá thấp phụ nữ Việt..
Đánh thuế quá cao
Theo tôi, ngoài những người nước ngoài đến đây vì công việc liên quan đến lĩnh vực văn hóa và chính trị thì những chuyên gia giỏi không muốn gắn bó lâu dài vì bị đánh thuế cao. Lương của tôi là 8.000 USD/tháng nhưng luôn bị giảm đi 35% sau thuế. Công ty của tôi có chi nhánh toàn cầu vì vậy tôi đã chuyển đi quốc gia khác sau hai năm làm việc oversea tại đây. Cũng là châu Á nhưng Singapore chỉ đánh thuế 20%, môi trường thu hút nhân tài của họ rất tốt. Cách nhân viên VN làm việc cũng khiến tôi thiếu hào hứng, mỗi khi bàn về công việc họ có vẻ uể oải nhưng chỉ cần bàn chuyện đi chơi hoặc uống thứ gì đó là gương mặt ai nấy đều sáng bừng lên. – Steve (giám đốc kỹ thuật tập đoàn Unigen) nói.
|
Du Miên (TNO)
Bình luận (0)