Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Nguồn năng lượng mới thay thế xăng từ nước và pin con thỏ

Tạp Chí Giáo Dục

Các chuyên gia thuộc ĐH Stanford đã tìm được cách tạo ra nguồn năng lượng thay thế xăng dầu cực kì rẻ với nước và pin con thỏ.
Lâu nay, con người chúng ta đang phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn năng lượng hóa thạch, đặc biệt là dầu mỏ. Chính vì lẽ đó, các nhà khoa học không ngừng tìm tòi nhằm thay thế chúng bằng các nguồn năng lượng mới sạch hơn, an toàn và bền vững hơn.
Nguyên liệu hydrogen chính là giải pháp được kì vọng rất nhiều. Tuy nhiên, trước đây, để sản xuất hydrogen, con người cần tới những kim loại quý hiếm như platinium và iridium. Vì vậy, giá thành tạo ra hydrogen là quá lớn.
Nguồn năng lượng mới thay thế xăng từ nước và pin con thỏCác chuyên gia thuộc ĐH
Nhưng tất cả sẽ trở thành dĩ vãng với thiết bị mới được các chuyên gia thuộc ĐH Stanford chế tạo ra. Đây là một cỗ máy điện phân giúp tách hydrogen ra từ nước với chi phí cực thấp. Nguyên liệu cấu thành thiết bị chỉ bao gồm một niken, sắt và một cục pin 1,5V.
Nguồn năng lượng mới thay thế xăng từ nước và pin con thỏCác chuyên gia thuộc ĐH
Thiết bị hoạt động liên tục trong 7 ngày mà không gặp vấn đề gì!
Sở dĩ thiết bị điện phân tạo ra được nhiều hydrogen là nhờ cấu tạo của hai điện cực từ oxit niken – sắt. Việc tán nhỏ thành những hạt kim loại ép lại với nhau làm tăng diện tích tiếp xúc trong nước của hai cực. Nhờ đó, hydrogen được sản xuất ra nhiều hơn mà tiêu hao ít năng lượng hơn.
Nguồn năng lượng mới thay thế xăng từ nước và pin con thỏCác chuyên gia thuộc ĐH
Cơ chế hóa học khi điện phân nước
Yi Cui, một giáo sư khoa học và kỹ thuật vật liệu Stanford nhận xét: “Quá trình này tạo ra các hạt siêu nhỏ kết nối mạnh mẽ, vì vậy các chất xúc tác sẽ có độ dẫn điện tốt và ổn định. Hơn nữa sử dụng chất xúc tác bằng niken và sắt còn có ưu thế hơn vì giá thành thấp”.
Nguồn năng lượng mới thay thế xăng từ nước và pin con thỏCác chuyên gia thuộc ĐH
Haotian Wang, chủ nhân phát minh cho biết: thiết bị điện phân này hoạt động rất ổn định, có thể tự duy trì trong 1 tuần với hiệu suất 82% ở nhiệt độ thường.
TT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)