Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nguồn tài nguyên giáo dục mở cho giảng viên, sinh viên

Tạp Chí Giáo Dục

Theo mc tiêu, t nay đến năm 2026, cc s có trên 40% cơ s giáo dc ĐH tham gia xây dng, phát trin tài nguyên giáo dc m; trên 300 giáo trình, tài liu ging dy, hc tp trong giáo dc ĐH đưc đưa lên cng truy cp tài nguyên giáo dc m… phc v ging viên, sinh viên.


Sinh viên Trưng ĐH Nguyn Tt Thành truy cp tài liu phc v hc tp

Chương trình xây dựng mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục ĐH vừa được Chính phủ phê duyệt nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập; đáp ứng nhu cầu người học để được cấp bằng cũng như nhu cầu học tập suốt đời.

Đáp ng nhu cu hc tp sut đi

Chương trình đặt mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2026, sẽ xây dựng và vận hành cổng truy cập tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục ĐH trở thành địa chỉ tìm kiếm tài liệu học tập, giảng dạy và nghiên cứu tin cậy. Đồng thời, cả nước sẽ có trên 40% cơ sở giáo dục ĐH tham gia xây dựng, phát triển tài nguyên giáo dục mở; trên 300 giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập trong giáo dục ĐH được đưa lên cổng truy cập tài nguyên giáo dục mở này. Bên cạnh đó, trên 50% số cán bộ, giảng viên, số cơ sở giáo dục ĐH và số người học tại các cơ sở giáo dục ĐH khai thác, sử dụng nội dung tài liệu giảng dạy, giáo trình từ nguồn tài nguyên giáo dục mở phục vụ dạy, học, nghiên cứu.

Trong giai đoạn 2027-2030, cổng truy cập tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục ĐH sẽ được nâng cấp, đáp ứng yêu cầu là địa chỉ tìm kiếm tài liệu dạy – học thuận tiện, hữu ích, tin cậy cho người học, cán bộ, giảng viên các cơ sở giáo dục ĐH và những người có nhu cầu cập nhật kiến thức. Ở giai đoạn này, chương trình cũng đặt mục tiêu trên 60% số cơ sở giáo dục ĐH tham gia xây dựng, phát triển tài nguyên giáo dục mở; trên 600 giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập trong giáo dục ĐH cùng với trên 40% số ngành đào tạo ĐH có giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập được đưa lên cổng truy cập tài nguyên giáo dục mở này. Trên 75% số cán bộ, giảng viên, số cơ sở giáo dục ĐH và số người học tại các cơ sở giáo dục ĐH khai thác, sử dụng nội dung tài liệu giảng dạy, giáo trình từ nguồn tài nguyên giáo dục mở phục vụ dạy, học, nghiên cứu.

Khuyến khích các nhà khoa hc trong, ngoài nưc tham gia

Bốn nhiệm vụ, giải pháp quan trọng được chương trình đề ra để thực hiện các mục tiêu trên; trong đó, đặc biệt chú ý việc huy động, khuyến khích các nhà khoa học trong, ngoài nước tham gia xây dựng, hoàn thiện và phát triển tài nguyên giáo dục mở ở giáo dục ĐH.

Thứ nhất, sẽ bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quy định về xây dựng, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên giáo dục mở. Trong đó, sẽ ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, phát triển, kết nối, chia sẻ, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục ĐH; quy định các chế độ, chính sách để khuyến khích các cơ sở giáo dục ĐH, nhà giáo, nhà khoa học tham gia đóng góp, chia sẻ, khai thác và sử dụng tài nguyên giáo dục mở.

Thứ hai, xây dựng, phát triển kho dữ liệu về tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục ĐH đối với các trình độ, ngành, chương trình đang đào tạo tại các cơ sở đào tạo để kết nối liên thông với kho dữ liệu về tài nguyên giáo dục mở của cả nước. Huy động, khuyến khích các nhà khoa học trong, ngoài nước tham gia xây dựng, hoàn thiện và phát triển tài nguyên giáo dục mở ở giáo dục ĐH.

Thứ ba, xây dựng, vận hành cổng truy cập tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục ĐH chung của cả nước kết nối liên thông với kho dữ liệu tài nguyên giáo dục mở của từng cơ sở giáo dục ĐH, kho tài liệu khác về giáo dục ĐH. Thứ tư, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng, vận hành và khai thác mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục ĐH.

Chính phủ giao Bộ GD-ĐT chủ trì xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện chương trình này; đồng thời, có đề nghị trình Chính phủ vào quý 3 năm 2024 về xây dựng nghị định quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục ĐH. Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của chương trình; hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai thực hiện.

Các bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành, địa phương liên quan bố trí kinh phí thực hiện chương trình theo quy định của pháp luật. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc thực hiện chương trình; có giải pháp tăng cường nguồn lực đảm bảo những điều kiện cho cơ sở giáo dục ĐH triển khai thực hiện chương trình. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp công nghệ thông tin hỗ trợ vận hành cổng truy cập tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục ĐH…

Vit Ngân

Bình luận (0)