Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Nguy cơ 9 điểm thi/3 môn đỗ đại học

Tạp Chí Giáo Dục

Dù năm nay điểm thi khá cao, số thí sinh đạt tổng điểm 3 môn từ 15 – 16 điểm trở lên chiếm phần lớn, nhưng nhiều trường ĐH vẫn đặt mức điểm sàn rất thấp, ngay cả với những ngành dễ tuyển sinh như kinh doanh, du lịch – khách sạn, quản trị, công nghệ thông tin…
Nhiều ngành tại Phân hiệu Quảng Nam Trường ĐH Nội vụ Hà Nội lấy điểm sàn là 12 /// Q.H
Nhiều ngành tại Phân hiệu Quảng Nam Trường ĐH Nội vụ Hà Nội lấy điểm sàn là 12. Q.H
Trong Thông báo số 1508/TB-HĐTS ngày 14.7 của Hội đồng tuyển sinh ĐH hệ chính quy năm 2019 Trường ĐH Nội vụ, ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển vào học các phân hiệu của trường này tại Quảng Nam và TP.HCM, điểm sàn rất nhiều ngành của trường chỉ ở mức 12 với nhiều tổ hợp xét tuyển bao gồm các ngành quản trị nhân lực (A00, A01, D01); quản trị văn phòng (D01, D15); luật (A00, A01, D01); thanh tra (A00, A01, D01); văn hóa du lịch (D01, D15); và quản lý nhà nước (A00, D01). Tại phân hiệu TP.HCM có ngành quản trị văn phòng (với cả 4 tổ hợp: A01, D01, D15, C00); ngành quản lý nhà nước khá hơn chút thì cũng chỉ ở mức 12,5 với 3 tổ hợp A00, D01, D15. Nhiều ngành còn lại ở 2 phân hiệu trên, điểm sàn cũng phổ biến ở mức 13; chỉ có một số ít tổ hợp của vài ngành nhỉnh lên mức 13,5 hoặc 14.
Tại trụ sở chính của trường ở Hà Nội, trường cũng chỉ đặt ra mức sàn là 13 cho nhiều tổ hợp của nhiều ngành. Với mức sàn này, nếu tính cả điểm ưu tiên đối tượng và khu vực, sẽ có nhiều trường hợp thí sinh chỉ đạt điểm thi 9 điểm/3 môn cũng có cơ hội đỗ đại học, lại vào những ngành đòi hỏi người học phải có năng lực tư duy vượt trội (để còn tham gia hoạch định chính sách).
Ngoài ra, có một số trường ĐH của bộ, ngành T.Ư khác cũng lấy mức sàn ở diện “phá sàn” của năm ngoái, tức là chỉ 13 hoặc 13,5 điểm, chẳng hạn như Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường, điểm sàn là 13 cho một loạt ngành, kể cả những ngành nóng ở cả trụ sở chính Hà Nội và phân hiệu Thanh Hóa: kế toán công nghệ thông tin, luật, quản trị kinh doanh, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành… Trong 16 mã ngành đào tạo ở Hà Nội của trường, chỉ duy nhất ngành kinh tế tài nguyên thiên nhiên đặt sàn là 15, còn lại đều là 13,5 hoặc 13.
Đặc biệt, một loạt trường ĐH thành viên của ĐH Thái Nguyên cũng đặt sàn là 13 điểm cho nhiều mã ngành, gồm các trường: ĐH Khoa học (17/17 mã ngành đặt sàn 13); Công nghệ thông tin và truyền thông (22/23 mã ngành đặt sàn 13); khoa ngoại ngữ (2/6 mã ngành đặt sàn 13). Các trường ĐH Kỹ thuật công, Kinh tế quản trị và kinh doanh thì có khá hơn, vì sàn thấp nhất cũng là 13,5.
Cũng đóng tại địa bàn Thái Nguyên có Trường ĐH Việt Bắc là trường thuộc Bộ GD-ĐT có điểm sàn thấp, 13 điểm với tất cả các mã ngành.
Phần lớn trường địa phương miền Bắc đều có điểm sàn thấp
Theo thống kê của PV, ở khu vực phía bắc, chiếm đa số trong khối trường ĐH năm nay lấy điểm sàn thấp không phải là các trường ĐH tư thục, mà là trường ĐH địa phương như: Hạ Long, Công nghiệp Quảng Ninh, Sư phạm kỹ thuật Nam Định, Hải Dương, Thủ đô. Đây là những trường mà mức sàn của nhiều mã ngành, hoặc tất cả các ngành, đều là 13 điểm.
Những trường ĐH địa phương có mức sàn nhỉnh hơn chút (tức thấp nhất là 13,5) có: Hoa Lư, Hồng Đức, Công nghiệp Vinh. Trong đó, đáng chú ý là Trường ĐH Thủ đô, vì đây là trường đóng trên địa bàn mà điểm thi bình quân của thí sinh thuộc diện cao nhất nước. Theo thống kê của Sở GD-ĐT Hà Nội, khoảng gần 89,51% lượt học sinh các trường THPT ở Hà Nội đạt điểm thi 3 môn từ 13 điểm trở lên. Như vậy, với mức sàn mà Trường ĐH Thủ đô đưa ra, thì trường này sẵn sàng “vét” đến những học sinh cuối cùng của Hà Nội.

Theo Quý Hiên/TNO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)