Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nguy cơ mất việc do tự động hóa

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Cuc cách mng công nghip (CMCN) 4.0 s làm thay đi mi th, đó là thay đi công ngh, ngành ngh…, dn đến phi thay đi công tác đào to, vic làm, t chc vic làm và các yêu cu vic làm.

K thut viên điu khin cánh tay robot trong sn xut ti Khu Công ngh cao TP.HCM

S hóa – tình hung mi cho ngưi lao đng

TS. Vũ Xuân Hùng (Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục GDNN – Bộ LĐ-TB&XH) nhìn nhận cuộc CMCN 4.0 đe dọa và thách thức đến việc làm trong tương lai. Theo đó, 5 lĩnh vực có nguy cơ mất việc cao gồm: công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), tài xế taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%) và phi công (16%). Riêng Việt Nam, có đến 86% lao động chân tay sẽ bị ảnh hưởng.

Theo GS.TS Georg Spottl (ĐH Bremen, Đức), trên 60% người lao động làm công ăn lương ở Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam có nguy cơ mất việc do tự động hóa. Theo đó, Việt Nam sẽ có khoảng 769.000 thợ vận hành máy khâu và 1,6 triệu thợ xây có rủi ro cao. Cuộc CMCN 4.0 là xu thế hiện nay về tự động hóa và trao đổi dữ liệu công nghệ sản xuất. Do đó, số hóa là một tình huống mới cho người lao động. Cụ thể, các hệ thống sản xuất sẽ linh hoạt hơn, chu kỳ ngắn, quản lý hàng tồn kho tối ưu, thời gian làm việc linh hoạt, không còn sự can thiệp của con người… “Trong bối cảnh này, Việt Nam sẽ thay đổi việc làm trong tương lai nên cần trình độ chuyên môn cao hơn – tăng nhiệm vụ phức tạp và có khả năng nhận thức tốt về các ngành nghề học thuật, kỹ thuật. Tăng cơ hội đòi hỏi cao, nâng cao cơ hội việc làm cho lao động lành nghề, kỹ thuật viên, thợ (tỷ lệ tăng khoảng 20-30%). Không còn các nhiệm vụ đơn giản do số hóa, mất việc làm cho lao động bán lành nghề và không có trình độ”, GS.TS Georg Spottl nói. 

GS.TS Georg Spottl khuyến nghị cần số hóa, kết nối mạng và xử lý các hệ thống thông minh cũng như tác động đến các nhà máy dựa trên CNTT sẽ là một yêu cầu liên ngành mới để đào tạo. Cụ thể là tái thiết kế hồ sơ nghề, định hướng thống nhất các hồ sơ nghề và chương trình đào tạo theo các quy trình làm việc. Đồng thời đào tạo trình độ chuyên môn cho giáo viên, hướng dẫn viên, đào tạo viên…

TS. Trương Anh Dũng (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN) cho rằng sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ đòi hỏi nguồn nhân lực có năng lực thích ứng nhanh. Một thế hệ công dân toàn cầu đang hình thành để đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0, họ phải được trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp tốt và sử dụng thành thạo hai công cụ: tin học và ngoại ngữ. Cơ cấu trình độ, sự phân tầng chất lượng sẽ phá vỡ những cách thức đào tạo truyền thống, cứng nhắc, hình thành hệ thống trường lớp mở, áp dụng phương thức đào tạo linh hoạt với mục tiêu cao nhất là cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực chất lượng cao và thích ứng với các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thay đổi.

Chuyn đi mô hình đào to ngh

“Các trưng ĐH và cơ s đào to ngh ti Vit Nam cn nhanh chóng thc hin các nhim v: Tái thiết kế các h sơ ngh và chương trình đào to. Thiết kế mô phm, hc tp khám phá, đnh hưng quy trình làm vic, hc tp mng o và liên quan đến d án. Thiết kế môi trưng hc tp, nghiên cu đào to ngh…”, GS.TS Georg Spottl khuyến cáo.

TS. Wendy Cunningham (Ngân hàng Thế giới) cho biết tại Việt Nam, công việc hiện tại chủ yếu yêu cầu kỹ năng thấp. Cụ thể có 51 triệu công việc, trong đó 6,8 triệu trong các công ty tư nhân; 46% là hộ gia đình nông nghiệp, 20% là chủ doanh nghiệp hộ gia đình. Hầu hết là công việc bán kỹ năng, chỉ có 11% là chuyên môn. Trình độ kỹ năng ngày nay không đáp ứng được công việc (70% lực lượng lao động mới chỉ hoàn thành bậc THCS hoặc thấp hơn). Vì vậy, nhà tuyển dụng cho rằng trình độ học vấn là 1 trong 3 trở ngại hàng đầu đối với doanh nghiệp.

“Các nhà kinh tế, tương lai học dự đoán, ảnh hưởng lớn nhất không phải do mất việc làm mà là do thay đổi công việc, yêu cầu: kỹ năng/kiến thức chuyên môn, kỹ năng của con người, trình độ kỹ thuật số. Người lao động không ngừng nâng cao kỹ năng để bổ sung, thay vì để máy móc thay thế. Việc làm vẫn tồn tại nhưng yêu cầu kỹ năng công việc luôn thay đổi, kể cả công việc đơn giản nhất. Các kỹ năng bổ sung cho công nghệ là kỹ năng chỉ con người có (tư duy nhận thức mức độ cao, cảm xúc xã hội) cũng như kỹ năng tương tác với công nghệ, tức trình độ kỹ thuật số. Cần chuyển sang hệ sinh thái GDNN với sự tự chủ của các cơ sở GDNN để đảm bảo hệ thống gọn nhẹ, phù hợp, đáp ứng nhanh nhạy với yêu cầu thị trường được thực hiện thông qua việc phân bổ kinh phí dựa vào kết quả hoạt động. Sự tham gia nhiều hơn của doanh nghiệp để cung cấp, hướng dẫn và đầu tư vào GDNN…”, TS. Wendy Cunningham nhấn mạnh.

Để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cuộc CMCN 4.0, TS. Wendy Cunningham định hướng: Việt Nam phải chuyển đổi mô hình đào tạo nghề từ thế kỷ 19 sang thời đại kỹ thuật số. Theo đó, cần có các khóa học thực hành ngắn hạn dành cho người lao động trưởng thành; chương trình đào tạo nhanh nhạy, linh hoạt, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước; các khóa đào tạo trên cơ sở hợp tác với doanh nghiệp, tại nơi làm việc, đào tạo online; thông tin về nghề nghiệp, tài chính cho phép phát triển nghề nghiệp, kỹ năng; tập trung đào tạo kỹ năng của con người, kỹ năng nhận thức trình độ bậc cao, học hỏi, trình độ kỹ thuật số.

T.Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)