Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nguy hại từ cà phê bẩn

Tạp Chí Giáo Dục

Dư lun xã hi tht s lo lng khi cơ quan chc năng va bt qu tang mt cơ s chế biến kinh doanh nông sn ti huyn Đk Lp, tnh Đk Nông đang pha trn tp cht vào cà phê.

Cơ quan chc năng đang lp biên bn cơ s chế biến pha trn tp cht vào cà phê ti huyn Đk Lp, tnh Đk Nông. Ảnh: I.T

Tại hiện trường cơ sở sản xuất cà phê bột do bà Nguyễn Thị Thanh Loan, thôn 13 xã Đắk Wer làm chủ là hàng chục tấn cà phê bẩn cùng đất, đá được tập kết ở trong kho, trong đó có 12 tấn cà phê đã được nhuộm đen bằng pin Con ó, 2 chậu chứa 35kg pin được đập vụn, 1 xô chứa lõi pin, 1 xô chứa nước màu đen và nắp pin với trọng lượng 10kg dùng để nhuộm đen cà phê.

Đc hi t mangan

Bước đầu, chủ cơ sở khai nhận hành vi kinh doanh là đến các đại lý thu mua cà phê phế phẩm, vỏ cà phê rồi sau đó mua các cục pin cũ về đập dẹp, dùng lõi pin hòa với nước rồi nhuộm vào cà phê, đóng gói bán ra thị trường. Cơ sở chế biến cà phê của bà Loan hoạt động từ nhiều năm nay, chỉ riêng từ đầu năm đến nay đã xuất bán ra thị trường hơn 3 tấn cà phê bẩn được nhuộm đen bằng… pin. Không phải từ bây giờ mà trước đây lực lượng chức năng đã phát hiện ra nhiều cơ sở kinh doanh nông sản chế biến cà phê từ đậu nành, bắp rang, caramen và các loại hóa chất, hương liệu không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên “công nghệ” sản xuất thứ thức uống mỗi ngày của người dân từ nguyên liệu vỏ cà phê, cà phê lép, đặc biệt là có cả bột đá và nhuộm màu bằng lõi pin được “đưa ra ánh sáng”.

PGS.TS Trần Hồng Côn – Khoa Hóa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) trao đổi, trong quá trình tạo ra một viên pin khô như loại pin Con ó, nhà sản xuất phải sử dụng hợp chất mangan dioxit (MngO2), màu nâu đen bao quanh lõi than chì vốn có tính dẫn điện để làm chất điện ly giải phóng nguồn điện cho lõi pin. Việc nấu lõi pin ít nhiều sẽ làm cho lượng mangan dioxit đi vào cơ thể người sử dụng, tác động xấu đến hệ thần kinh.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm – Đại học Bách khoa Hà Nội), cho biết thực tế có nhiều cách nhuộm màu cho cà phê an toàn như sử dụng caramen đã được cho phép. Tuy nhiên pin là thứ không được phép dùng trong sản xuất và chế biến bất cứ loại thực phẩm nào.

Trước đây, Bộ Y tế đã có nhiều khuyến cáo về tác hại của mangan đối với sức khỏe con người và người thường xuyên tiếp xúc với mangan. Theo đó, mangan là một trong những nguyên tố vi lượng cơ bản của sự sống, giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể như: tác động đến sự hô hấp tế bào, sự phát triển xương, chuyển hóa gluxit và hoạt động của não… Mặc dù không gây ra các tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, nhưng nếu tiếp xúc, ăn uống, sử dụng nguồn nước có nhiễm mangan trong thời gian dài cũng để lại những hậu quả xấu, đặc biệt là đối với hệ thần kinh.

Lo ngi cho ph n có thai và tr em

“Đ kim nghim hàm lưng mangan dioxit gây đc h mc đ nào đi vi sc khe ngưi s dng thì cn phi kim nghim mu cà phê” – ThS. Nguyn Duy Thnh cho biết.

Mangan không có khả năng gây đột biến cũng như hình thành các bệnh nguy hiểm như ung thư cũng không ảnh hưởng đến sinh sản… nhưng nó có liên quan mật thiết đến hệ thần kinh, gây ra các độc tố hình thành hội chứng manganism với các triệu chứng gần như tương tự bệnh Parkinson. Nếu lượng mangan hấp thu vào cơ thể cao có thể gây độc với phổi, hệ thần kinh, thận và tim mạch. Khi hít phải mangan với lượng lớn có thể gây hội chứng nhiễm độc ở động vật, gây tổn thương thần kinh. Mangan đặc biệt có hại cho trẻ bởi cơ thể trẻ em dễ dàng hấp thụ được rất nhiều mangan trong khi tiết thải ra ngoài thì rất ít. Điều đó dẫn đến sự tích tụ mangan trong cơ thể trẻ, gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ nữ đang mang thai và trẻ em tuyệt đối tránh tiếp xúc và sử dụng nguồn nước nhiễm mangan vì sức đề kháng còn yếu. Nếu phụ nữ mang thai uống cà phê nhuộm màu từ bột pin lâu ngày sẽ làm cho thai nhi yếu, dễ bị sẩy thai. Nhiều trẻ bị ngộ độc mamgan do cha mẹ cho chơi các cục pin cũ mà không hay biết. Ngoài ra bất kỳ người nào nhiễm độc mangan từ nước uống thì khả năng ngôn ngữ, trí nhớ, khả năng vận động liên quan đến tay và chuyển động của mắt bị giảm. Nếu nhiễm độc mangan lâu ngày có thể dẫn đến triệu chứng thần kinh không bình thường như dáng đi và ngôn ngữ bất thường.

Nhiễm độc mangan có thể gặp ở nhiều thể. Thể phổ biến nhất là thể thần kinh. Ngoài ra, còn gặp các rối loạn nội tiết, huyết học, tiêu hóa, các tổn thương gan, thận, phổi, mũi họng.

ThS. Hoàng Trọng Phú, giảng viên Khoa Hóa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho hay, theo quy định của các nước trên thế giới, nhà máy sản xuất pin phải có trách nhiệm thu hồi và xử lý pin do chứa một số kim loại nặng như mangan dễ gây ô nhiễm môi trường, theo nguồn nước đi vào cơ thể con người. Còn ở Việt Nam, pin được thải vô tội vạ. Việc nhuộm cà phê bằng lõi pin chỉ là cá biệt nhưng gây hoang mang và ảnh hưởng niềm tin rất lớn cho người tiêu dùng.

Nguyn Phương Đăng

 

Bình luận (0)