Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nguy hại từ những “viên đạn bọc đường”

Tạp Chí Giáo Dục

Đ chơi bo lc tr em có th đưc coi là nhng “viên đn bc đưng” có tác hi đến tinh thn và sc khe tr nh v lâu dài nhưng li đưc mt s ngưi ln và tr con yêu thích. Vì thế ti bt k đưng ph nào TP.HCM các món đ chơi này vn đưc bày bán tràn lan do có ngưi mua thưng xuyên.

Rt d mua các loi vũ khí bo lc ti các ca hàng đ chơi tr em

Hi mua không khó

Cách đây không lâu, Đội quản lý thị trường tỉnh Phú Yên đã theo dõi phát hiện và sau đó thu giữ một lô hàng đồ chơi trẻ em được một tài xế xe tải quê Bình Định chở từ phía Bắc vào không xuất được giấy tờ hợp lệ. Không chỉ là hàng lậu, số đồ chơi trẻ em gần 600 mẫu hầu hết là đều mang tính bạo lực như các loại súng, dao kiếm, xe tăng… Đây chính là nguồn cung cấp các loại “hàng nóng” bằng nhựa cho các cửa hàng, ki-ốt, tiệm tạp hóa chuyên kinh doanh đồ chơi trẻ em trên địa bàn một tỉnh miền Trung. Đây còn là đầu mối trung gian tập kết các lô hàng đồ chơi trẻ em bằng nhựa được lấy sỉ từ Trung Quốc mang về sau đó chia ra bán lẻ cho những nơi khác trong đó có TP.HCM.

Gần đây nhất là vào ngày 22-5-2018, vào lúc 8 giờ Phòng CSKT và CSGT tỉnh Phú Yên phối hợp với Đội quản lý thị trường số 1 (thuộc Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên) đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt tài xế Vũ Ngọc Cường, quê Hà Nam đang chở lô hàng gồm 4 thùng giấy chất đầy súng đồ chơi trẻ em bằng nhựa không có tem nhãn, phụ đề và thuộc danh mục cấm. 4 thùng hàng bị thu giữ sau đó chủ yếu là các loại súng trường, súng ngắn và các phụ kiện kèm theo bằng nhựa, bằng vải sợi đầy tính bạo lực có xuất xứ từ Trung Quốc.

Ngay từ khi còn nhỏ, đồ chơi là thứ mà trẻ tiếp xúc đầu tiên để từ đó trở thành người bạn thân thiết đi suốt quãng đời tuổi thơ tươi đẹp. Tuy nhiên bên cạnh những đồ chơi mang tính GD cao, đầy chất trí tuệ thì vẫn có một số loại đồ chơi không có tính GD nếu không nói là phản GD và vô bổ. Đó là các loại đồ chơi “xúi giục” trẻ thích gây chiến, không chịu nhường nhịn, hiếu thắng, tỏ vẻ anh hùng mà hầu hết là “những người bạn” xấu mở đường cho tính bạo lực.

Coi chng “viên đn bc đưng”

Một lần trước gian hàng bán đồ chơi ở chợ Tân Định, P.ĐaKao, Q.1 mọi người chứng kiến cảnh cậu bé 5 tuổi “ăn vạ” cha mẹ vì không chịu mua cho mình một chiếc súng nhựa giống như súng của người bạn gần nhà. Mặc dù lúc đầu được người cha giải thích nhưng đứa con cưng vẫn khóc lè nhè đòi mua bằng được khẩu súng trường đang treo trên kệ. Cuối cùng người mẹ phải móc túi bỏ ra 70 ngàn mua cho con một thứ đồ chơi mà cậu bé trai nào cũng thích. Là đứa con trai út trong một gia đình có 2 chị gái nên cu Bo luôn được cha mẹ cưng chiều nhất là khoản mua sắm đồ chơi. Lúc đầu anh Hùng cũng rất ngần ngại mua cho con những thứ đồ chơi bạo lực nhưng nhìn vẻ mặt rạng rỡ của cậu con trai khi cầm trong tay các loại “vũ khí chiến đấu” bằng mủ thì anh chép miệng cho qua.

Tuy biết là mặt hàng cấm, ảnh hưởng xấu đến trẻ nhỏ nhưng người kinh doanh vẫn tìm cách “nhập” thật nhiều các mặt hàng “trái với lương tâm” này vì đông người mua và có lãi nhanh hơn.

Những quy định cần biết

“Theo Quyết định 88/2000/QĐ-BTM ngày 18-1-2000, những loại đồ chơi trẻ em có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội sẽ bị cấm.

 1. Các loại đồ chơi có hình dáng giống như các loại súng: Súng nén bằng hơi hoặc bằng lò xo bắn đạn nhựa hoặc các loại đạn khác; súng bắn nước, hơi nước; súng bắn phát quang hoặc bắn gây tiếng nổ.

2. Các loại đồ chơi có hình dáng giống các loại vũ khí khác: Giống lựu đạn, bom, mìn, bộc phá; giống kiếm, mác, lê, dao găm, cung nỏ (làm bằng các loại vật liệu kể cả gỗ, tre, giấy nén…).

Theo Nghị định 167/2013, người nào cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm đã bị cấm có thể bị xử phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng. Người kinh doanh buôn bán các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, điều 10 Nghị định 185/2013 ngày 15-11-2013 còn quy định, người có hành vi buôn bán hàng cấm còn có thể bị xử phạt từ 500.000 đến 100.000.000 đồng tùy theo giá trị của hàng cấm đó. Người có hành vi vi phạm còn phải chịu hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (luật sư Hồ Xuân Tùng).

ThS. luật sư Hồ Xuân Tùng – Trung tâm Tư vấn pháp luật số 9 (Hội Luật gia Q.6) trao đổi: “Cùng với sự GD của gia đình, thầy cô, đồ chơi không chỉ là người bạn thân thiết của trẻ nhỏ mà còn giúp định hướng sự phát triển về thể chất và tinh thần cho trẻ. Các loại đồ chơi mang tính bạo lực phản GD thì sẽ có tác dụng ngược đối với sự phát triển nhân cách của đứa bé”. Từ một đứa bé ngoan ngoãn nhưng dần dần cậu con trai lớn của anh Minh ngụ ở P.6, Q.Gò Vấp thay đổi hoàn toàn. Không chỉ cãi lời cha mẹ mà còn hay gây sự với bạn cùng lớp mầm non, dễ nổi nóng, đôi khi còn đem súng giả ra dọa nạt người khác. Ngoài khí chất cá nhân và sự chiều chuộng thái quá của gia đình chắc chắn có sự “tiếp tay” của các loại đồ chơi mang tính bạo lực mà người lớn đã cưng chiều theo kiểu “thích gì được nấy”. Rõ ràng đồ chơi bạo lực chính là “viên đạn bọc đường” vô cùng nguy hiểm và “kẻ giết chết nhân cách” một cách thầm lặng mà phụ huynh và trẻ nhỏ cần tránh xa.

Bài, nh: Hoàng Anh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)