Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Nguy hiểm tính mạng vì uống bia thay nước

Tạp Chí Giáo Dục

T đu năm đến nay, Khoa Hi sc Tích cc và Chng đc, Bnh vin (BV) Bình Dân đã tiếp nhn điu tr 14 trưng hp viêm ty cp (VTC) hoi t nng do rưu bia; trong đó nhiu trưng hp có nguy cơ t vong cao…


Ngưi bnh đang điu tr ti Khoa Hi sc Tích cc và Chng đc, Bnh vin Bình Dân. Ảnh: BVCC

Cụ thể là người bệnh T.T.T (37 tuổi, Long An), nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau dữ dội vùng bụng trên bên trái, vã mồ hôi, mạch nhanh, bụng chướng căng, sốt cao 38 độ C, môi khô, khát nước. Anh T. cho biết, do gia đình kinh doanh bia nên hay uống bia. Uống nhiều thành quen nên trong nhiều năm nay, ngày nào cũng uống khoảng 0,5 đến 1 lít bia. Cách nhập viện 3 ngày, sau một cuộc nhậu hoành tráng, anh T. đau bụng dữ dội, kèm nôn ói, bụng chướng nên gia đình vội đưa anh vào BV.

Tại BV Bình Dân, anh T. được thực hiện CT Scan bụng và các xét nghiệm máu. Kết quả chẩn đoán hình ảnh gợi ý có viêm tụy hoại tử nặng, bụng chướng nhiều hơi. Xét nghiệm máu người bệnh ghi nhận tình trạng cô đặc máu, có tổn thương thận cấp và nhiễm khuẩn huyết kết hợp. Theo đó, bệnh nhân được chuyển tới Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc. Bệnh nhân lập tức được bù dịch, truyền kháng sinh. Sau một ngày, tình trạng bệnh không cải thiện. Chức năng thận xấu dần, máu vẫn cô đặc, người bệnh đau vật vã. Các BS quyết định lọc máu liên tục cho người bệnh, đồng thời theo dõi lượng dịch ổ bụng trên siêu âm và hội chẩn BS phẫu thuật để dẫn lưu ổ tụ dịch hoại tử.

Sau 1 ngày hậu phẫu và lọc máu, tình trạng bệnh nhân cải thiện rõ, chức năng thận trở về bình thường, không còn cô đặc máu. Sau 4 ngày được điều trị, người bệnh thoát khỏi cơn nguy kịch và tập ăn uống lại với nước đường, cháo loãng… Vào ngày thứ 5, tình trạng sức khỏe của anh T. ổn định hơn, anh được chuyển lên Khoa Gan – Mật – Tụy để tiếp tục điều trị. Anh T. được xuất viện sau 8 ngày nhập viện…

ThS.BS Nguyễn Thanh Phương – Phó Trưởng khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc, BV Bình Dân – cho biết: “Khoảng 80% trường hợp viêm tụy hoại tử nặng phải điều trị, chăm sóc là nam giới, độ tuổi trung bình từ 30-40 tuổi và khởi phát đau sau khi uống rượu. Thời gian trung bình phải chăm sóc tại Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc là 6 ngày và tổng thời gian người bệnh phải nằm điều trị từ 15-20 ngày. Bệnh nhân T. là một trong những trường hợp điển hình VTC hoại tử rất nặng, tiên lượng dè dặt được điều trị thành công tại khoa nhờ phối kết hợp điều trị đa chuyên khoa từ dùng kháng sinh, phẫu thuật đặt dẫn lưu ổ tụ dịch và lọc máu. Phương pháp điều trị cho kết quả tốt, người bệnh qua khỏi nguy kịch và phục hồi nhanh. Một số trường hợp VTC hoại tử do sỏi đường mật, trên nền bệnh đái tháo đường, thường diễn tiến nguy kịch hơn”.

VIÊM TY – 70% LÀ DO RƯU BIA

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây viêm tụy là do sỏi đường mật hoặc do uống bia rượu. Đặc biệt, lạm dụng rượu bia được xác định là nguyên nhân của 70% trường hợp viêm tụy mạn tính. Một số nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm dùng thuốc, nhiễm trùng, chấn thương, rối loạn chuyển hóa hoặc không rõ nguyên nhân.

VTC do rượu gây tử vong nhanh chóng nếu diễn tiến nặng. Cách dự phòng duy nhất là hạn chế sử dụng rượu bia quá mức.

Những người thường xuyên tiếp xúc với rượu bia hoặc có tiền sử viêm tụy cần lưu ý: Khi có dấu hiệu như đau bụng dữ dội, bí trung đại tiện, nôn ói, chướng bụng sau bữa ăn thịnh soạn hoặc uống rượu bia kéo dài, cần nghĩ đến trước tiên khả năng xảy ra VTC để đến BV điều trị kịp thời.

Cũng theo BS Phương, tuyến tụy vừa có chức năng nội tiết – tiết hormone insulin và glucagon để giữ ổn định lượng đường trong máu; vừa là cơ quan ngoại tiết – tiết ra các men tiêu hóa thức ăn. Tình trạng viêm tụy xảy ra khi các men này hoạt hóa trước khi được đổ vào ruột non. Lúc này men tụy sẽ tấn công chính tuyến tụy, gây tổn thương mô tụy; tụy bị hỏng hoàn toàn và có thể đe dọa tính mạng người bệnh. VTC cần được điều trị kịp thời vì có thể tạo “cơn bão cytokine” – phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể, dịch tụy tràn ra ngoài tụy và đổ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc, sốc nhiễm trùng… Chất độc cũng có thể đi vào máu gây hạ huyết áp, nhiễm trùng huyết, tổn thương các cơ quan bên ngoài ổ bụng. VTC hoại tử thường có tiên lượng rất xấu, không ít người bệnh chịu biến chứng nặng nề, diễn tiến suy đa cơ quan và tỉ lệ tử vong cao – khoảng 20-50%.

Kim Anh

Bình luận (0)