Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nguyễn Hiến Lê – một nhà giáo tiến bộ, tâm huyết

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc khi tr thành nhà văn, nhà nghiên cu, hc gi Nguyn Hiến Lê tng là mt nhà giáo. Vi quan đim gii quyết tiến b, ông luôn đt ngưi hc v trí trung tâm, luôn quan tâm, chăm sóc h theo điu kin c th ca tng ngưi, ch không gò bó, áp đt…


Nhà giáo, h
c gi Nguyn Hiến Lê

Học giả Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) là một cây bút có uy tín cả về học thuật lẫn tư cách ở miền Nam trước năm 1975. Trong gần 40 năm cầm bút, ông để lại cho đời khoảng 120 tác phẩm biên khảo, dịch thuật ở nhiều lĩnh vực, gồm triết học, văn học, lịch sử, ngôn ngữ học, khoa học quản lý, tâm lý học, nhất là giáo dục. Có lẽ quãng thời gian làm nhà giáo của ông đã có tác động không nhỏ đến việc nghiên cứu và sáng tác của ông sau này.

Năm 1946, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra, ông tản cư về Đồng Tháp Mười. Trong thời gian này, ông theo học nghề thuốc bắc với người bác ruột là cụ Phương Sơn (1882-1960), một thành viên của Đông Kinh nghĩa thục. Nhưng được ít lâu, ông tự nhận thấy không thể trở thành thầy thuốc. Năm 1947, do điều kiện sống ở đó không phù hợp, bản thân ông có bệnh nên chuyển qua tỉnh Long Xuyên (An Giang ngày nay) sinh sống. Tại đây, rất tình cờ, ông trở thành thầy giáo, khi được một người quen cũ là Đốc phủ sứ Nguyễn Ngọc Thơ mời. Ông Nguyễn Ngọc Thơ (sau này là Phó Tổng thống, Thủ tướng chính quyền Việt Nam Cộng hòa) nhờ Nguyễn Hiến Lê kèm Pháp văn và toán cho một đứa con trai của ông học lớp Nhất (tương đương lớp 5 hiện nay). Sau ông giới thiệu thêm một đứa cháu nữa. Từ đó hai, ba ông trưởng ty nữa dắt con lại nhờ dạy; từ hai trò lần lần đến tám trò, mỗi ngày dạy hai giờ… Lúc này, đối với Nguyễn Hiến Lê, dạy học chỉ là công việc mang tính tình thế, tạm mưu sinh chứ bản thân ông không xem là công việc có thể gắn bó lâu dài. Dù vậy, ngay buổi đầu dạy học, Nguyễn Hiến Lê đã sử dụng phương pháp sư phạm khoa học và thu được kết quả khả quan. Ông viết trong hồi ký: “Vì ít học sinh nên tôi dạy kỹ, tùy theo tư chất của mỗi trẻ, nếu thông minh thì tôi thúc, bắt học nhiều, kém thông minh thì chỉ bắt buộc nhớ những điều cần thiết thôi. Cha mẹ học sinh thấy tôi siêng mà dạy rõ ràng, trẻ dễ hiểu, mau tấn tới nên càng tin cậy. Chỉ trong ba tháng tôi luyện Pháp văn và toán cho hai đứa thi vào Trường Trung học Cần Thơ, cả hai đều đậu. Tôi nổi tiếng dạy giỏi nên đầu niên học sau số học sinh xin học rất đông, tôi chỉ nhận hai chục em thôi, và mở thêm một lớp buổi chiều riêng cho chúng”. Điều này cho thấy, dù ông lấy nghề dạy học làm mưu sinh nhưng không nhận nhiều học sinh mà có giới hạn để dạy dỗ một cách chu đáo, cẩn thận. Cách làm đó không chỉ là một phương pháp sư phạm hợp lý mà còn là một biểu hiện cho thấy tư cách đạo đức của ông.

Tháng 11-1948, ông Nguyễn Ngọc Thơ làm Tỉnh trưởng Long Xuyên, cho mở Trường Trung học Thoại Ngọc Hầu ở thị xã. Ông Thơ hai lần khẩn khoản mời Nguyễn Hiến Lê đến dạy các môn Pháp văn, Việt văn, Đức dục (giáo dục công dân), sau thêm cả Hán văn nữa ở nhiều lớp từ năm thứ Tư xuống tới năm thứ Nhì (bây giờ tương đương với 9, lớp 7). Ông kể lại: “Tôi soạn bài kỹ, giảng cho rõ ràng, bắt học sinh làm nhiều bài tập, công bằng, thẳng thắn, dù con bạn thân mà làm biếng tôi cũng rầy, dù con các người tai mắt trong tỉnh, nếu lười tôi cũng mắng nặng lời. Mới đầu có vài phụ huynh phàn nàn với ông Tỉnh trưởng Thơ về điều đó, ông Thơ không nói gì với tôi cả, nhưng rồi cũng tới tai tôi, tôi nổi giận (…) Tôi ghét bọn con nhà giàu, sang mà làm biếng; rất yêu những thanh niên nghèo mà thông minh, siêng học. Tôi thường giúp đỡ hạng sau, hoặc cho tiền, cho sách; nghỉ hè tôi lại nhà họ chơi, dắt họ đi chơi”. Cũng phải nói thêm rằng, quan hệ thầy trò hồi mấy chục năm trước khác xa với bây giờ, nhất là mức độ gần gũi, thân mật. Tuy ông thừa nhận: “Tôi có tật nóng tính, hễ giận thì la lớn nên học sinh sợ tôi, kính tôi chứ ít mến tôi”, nhưng cách ông chăm sóc những trò nghèo, hiếu học cho thấy sự ân cần, thương yêu của người thầy đối với những học sinh đặc biệt. Có lẽ đây là một trong những nguyên tắc hết sức quan trọng của người dạy học.

Dù có quá trình dy hc không dài (trưc sau ch có 4 năm), nhưng Nguyn Hiến Lê đã nhn đnh v ngh giáo rt xác đáng: “Tôi cho rng trong ngh dy hc, tư cách ông thy quan trng nht: phi đng đn, nht là công bng; ri li ging phi sáng sa, mch lc, mun vy ăn nói phi lưu loát, và son bài phi k”.

Nhà giáo Nguyễn Hiến Lê cũng nêu lên một nguyên tắc khác trong giáo dục là theo năng lực. Ông thường đề nghị với hiệu trưởng cho mỗi lớp năm, bảy học sinh ở lại vì sức học kém nhưng hiệu trưởng không nghe, có lẽ vì không muốn làm mất lòng phụ huynh. Ta hình dung, không thể học sinh nào cũng “đồng hạng nhất” vì tư chất, năng lực cùng những điều kiện khác của học sinh khác nhau nên không thể có kết quả học tập như nhau. Mà giả sử có cùng điều kiện, cùng ông thầy thì tư chất của mỗi học sinh khác nhau chắc chắn kết quả học tập cũng khác nhau. Nên trong quá trình đó, sự phân loại, sàng lọc học sinh là cần thiết, để đặt các học sinh có những trình độ, năng lực khác nhau vào những nhóm khác nhau, mà cho lưu ban để học với khóa sau cũng là một cách. Ông cho biết, nguyên tắc của ông là chỉ cho học sinh cách học, rồi hướng dẫn họ, để họ có thể tự học được. Điều đó rất quan trọng vì nhiều học sinh không biết cách ghi chép lời giảng của thầy, không biết cách học bài, làm bài, không biết cách học ôn, cách tìm tài liệu, không có thời khóa biểu ở nhà… Như vậy, ông không quá chú trọng “cầm tay chỉ việc” mà chủ yếu cho học sinh cách tự học, tự tìm hiểu, khi đã hiểu thấu được vấn đề thì nhớ lâu hơn, có thể vận dụng được vào thực tế, hoàn toàn khác với việc học thuộc lòng, học bắt chước.

Dù có quá trình dạy học không dài (trước sau chỉ có 4 năm), nhưng Nguyễn Hiến Lê đã nhận định về nghề giáo rất xác đáng: “Tôi cho rằng trong nghề dạy học, tư cách ông thầy quan trọng nhất: phải đứng đắn, nhất là công bằng; rồi lời giảng phải sáng sủa, mạch lạc, muốn vậy ăn nói phải lưu loát, và soạn bài phải kỹ”. Ở đây, yếu tố đứng đắn chính là sự nêu gương của người thầy, phải thể hiện làm sao giữa lời nói và hành động, giữa lời giảng và các hoạt động thực tế, giữa lúc trên lớp và ngoài đời thường phải thống nhất nhau. Đồng thời, người thầy phải luôn thể hiện sự chuẩn mực trong ứng xử, sinh hoạt, giao tiếp… Nếu người thầy nào đó dù dạy hay nhưng tư cách tầm thường, cử chỉ thiếu đứng đắn, thì sự thuyết phục hẳn giảm đi nhiều, uy tín cũng vì thế mà có bảo đảm được. Chính tư cách (hay sự đứng đắn) góp phần quan trọng vào việc xây dựng hình ảnh một người thầy mẫu mực. Bởi thường người đã có tư cách tốt thì có lòng tự trọng cao, không để người khác đánh giá kém về năng lực mà phải luôn nỗ lực, phấn đấu.

Ông xứng đáng là một nhà giáo dục, quan điểm của ông được thể hiện trong nhiều tác phẩm, như Kim chỉ nam của học sinh (1951); Để hiểu văn phạm (1952); Thế hệ ngày mai (1953); Luyện văn I (1953), II & III (1957); Tự học để thành công (1954); Săn sóc sự học của con em (1954); Bí quyết thi đậu (1956); Muốn giỏi toán hình học phẳng (1956); Thời mới dạy con theo lối mới (1958); Muốn giỏi toán đại số (1958); Muốn giỏi toán hình học không gian (1959); Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam (viết với Trương Văn Chình, 1963); Tìm hiểu con chúng ta (1966); Lời khuyên thanh niên (1967); 33 câu chuyện với các bà mẹ (1971); Thế giới bí mật của trẻ em (1972)…

Với Nguyễn Hiến Lê, dạy học chỉ là một công việc bất chợt, để kiếm sống và cũng khá ngắn nhưng ông đã thể hiện tinh thần của một nhà giáo tiến bộ, tâm huyết và có trách nhiệm. Nhờ đó, mà dấu ấn để lại trong ông rất sâu sắc qua nhiều thế hệ.

Nguyn Minh Hi

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)