Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nguyễn Mai Lâm: Công dân toàn cầu không chỉ là khẩu hiệu

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Phi c gng lm chúng tôi mi có th gp thy trong mt góc nh ca mt quán cà phê vi nét hoài c. Vi vã bưc vào khi Sài Gòn đang trút nhng cơn mưa tm tã, thy chia s vi chúng tôi v hành trình ca mình vi ánh mt xa xăm đy cm xúc.

Thy Mai Lâm đưc b nhim Phó Hiu trưng Trưng Winning English Alternatice School, Philippines

Cái tên Mai Lâm có lẽ cũng đã khá thân quen với rất nhiều người không chỉ là một thầy giáo đa tài mà còn là một người thầy có tâm và có tầm đó là những gì ngắn gọn để nói về một người thầy, một tấm gương về khát khao, về nghị lực phi thường; khi mà ở đằng sau đó là cả một câu chuyện của nghị lực và lòng quyết tâm mãnh liệt.

Chúng ta không có quyn làm khán gi cho chính cuc đi ca mình

Xuất phát điểm gần như là con số không trong gia đình cực kỳ khó khăn từ một vùng quê nghèo, học lực yếu, đặc biệt với môn tiếng Anh là nỗi ám ảnh với Mai Lâm ngay từ thời bé.

Học lực kém, từng rớt đại học và nhập ngũ tuy nhiên bằng quyết tâm và nỗ lực không kể ngày đêm. Trái ngọt ngoài sức tưởng tượng năm 2001 thầy đậu thủ khoa ngành triết học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) và sau đó trở thành giảng viên; với khát vọng học tập tuy nhiên 4 lần đều rớt thạc sĩ chỉ vì môn tiếng Anh; Mai Lâm đã bằng nguyên lý 300 do tự mình xây dựng (tập trung 300% sức lực bình thường), chỉ trong thời gian ngắn thầy đã làm chủ được về cơ bản và từng ngày từng giờ tiếp tục cố gắng và hoàn thiện.

Với tinh thần tự mình viết nên câu chuyện về cuộc đời mà mình là nhân vật chính; giờ đây Mai Lâm đã trở thành người truyền cảm hứng và dạy tiếng Anh cho giới trẻ; là người “đưa đò” cho học trò của mình trở thành “công dân toàn cầu” bằng một phương pháp đơn giản đó là để cho mỗi người học đi chính con đường mà mình là một minh chứng sống. Điều quan trọng hơn cả là thầy không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu mà bằng chính bản thân mình để minh chứng cho điều đó.

Bạn Lê Thị Thu Uyên (sinh viên ngành quản trị kinh doanh của Trường ĐH Công nghiệp) bộc bạch: “Thầy dạy rất vui và cách giảng không giống với những nơi khác. Cách thầy dạy rất dễ nhớ. Đặc biệt là thầy “săn Tây” cho học viên để luyện nói. Mình đã học qua khóa cơ bản của thầy và vẫn đang tiếp tục thực hành với tình nguyện viên quốc tế để nâng cao kỹ năng nghe nói. Nhờ thầy hướng dẫn mà mình đã nghe và nói ổn hơn trước rất nhiều. Cảm ơn thầy!”.

Hành trình ca tình nguyn viên quc tế

Năm 2018, Mai Lâm và Albert Andrews – một nhạc sĩ rocker người Mỹ đã đưa 8 học trò tham gia chương trình tình nguyện viên quốc tế tại Singburi (Thái Lan). Trong hành trình một tuần, thầy trò đã xây nhà cho người dân nghèo, dạy học cho trẻ em, giao lưu văn hóa… Mai Lâm tâm sự: “Tôi khao khát sinh viên Việt Nam có nhiều cơ hội thực hành tiếng Anh, học hỏi văn hóa và chia sẻ yêu thương, đặc biệt cũng có thể trở thành tình nguyện viên quốc tế, công dân toàn cầu”.

Tháng 3 vừa qua thầy tài trợ cho 30 sinh viên được học tập, giao lưu, trao đổi văn hóa tại Philippines. Tại đây sinh viên có cơ hội học tập, trau dồi và nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ trong các hoạt động và cũng là nơi để sinh viên có những bài học mà không phải dễ dàng có được.

Bản thân Mai Lâm cũng là một tình nguyện viên quốc tế và từng tham gia nhiệm vụ quan trọng ấy tại Kenya – châu Phi, đến Kenya cùng tổ chức The Green Lion (một đơn vị chuyên tổ chức các hoạt động tình nguyện viên quốc tế toàn cầu), Mai Lâm tâm sự, anh đã chọn châu Phi là nơi làm tình nguyện bởi nơi đây có nhiều vùng đất “tận cùng của đau khổ, chiến tranh, bệnh tật và đói nghèo”. Cuộc sống các em toàn là những chữ “không”: không y tế, không đến trường, không thức ăn đầy đủ, không điện, không nước sạch…

Trong một lần làm tình nguyện tại châu Phi

Phải gác lại những công việc bề bộn thầy đã bằng chính bản thân mình và những trải nghiệm thực tế để biến việc trở thành tình nguyện viên quốc tế, thành công dân toàn cầu là điều hoàn toàn có thể thực hiện chỉ cần bạn có đủ ý chí, khát khao, niềm tin và một trái tim đủ nóng để viết lên câu chuyện của chính mình.

Vì sao ngưi Nht, Hàn làm đưc, ta li không

Tại thành phố Cebu – Philippines có hàng chục trường Anh ngữ được điều hành bởi 90% là người Nhật Bản, Hàn Quốc; tuy nhiên ngày 14-5-2019 vừa qua đánh dấu cột mốc của Mai Lâm khi trở thành Phó Hiệu trưởng của Winning English Alternatice School; người Việt Nam đầu tiên trở thành lãnh đạo của một trường Anh ngữ tại Philippines. Mai Lâm tâm sự “đây chính là cầu nối để Mai Lâm có thể tiếp tục tạo cơ hội học tập ở nước ngoài và trao học bổng cho học sinh, sinh viên Việt Nam với những điều kiện tốt nhất”. Bên cạnh hàng trăm suất học bổng hàng năm, vừa qua thầy đã trao học bổng cho tất cả học sinh THCS và THPT hộ nghèo toàn huyện Cần Giờ, TP.HCM, gần 100 suất học bổng toàn phần và bán phần cho ĐH Tây Đô, An Giang, Phan Thiết, Đông Á… học tập tại Philippines.

Thầy tâm sự thêm rằng “nếu bạn sống cho mình là bản năng, bạn phải biết sống cho người đó là bản lĩnh; Mai Lâm luôn thấy mình thật nhỏ bé nhưng dù là nhỏ bé, bằng vị trí, khả năng và tất cả những gì mình có Mai Lâm luôn muốn cống hiến và chia sẻ cho xã hội những giá trị tốt đẹp nhất, trước hết đó là cơ hội thực tế với việc làm chủ tiếng Anh, là cơ sở để biến mình trở thành một công dân toàn cầu”.

Thầy còn đang chia sẻ thêm về cuộc sống, về khát khao và niềm say mê thì đến giờ thầy phải tiếp tục làm công việc “truyền lửa”. Chúng tôi tạm biệt mà tôi thì cứ mải nhìn đằng sau những bước chân vội vã cùng ly cà phê đã uống cạn và bữa tối còn bỏ ngỏ của thầy khi cơn mưa vẫn còn nặng hạt.

Chúng tôi thiết nghĩ giữa phố phường tấp nập, vội ngoài kia vẫn còn đó những người thầy không chỉ đứng trên bục giảng, không chỉ vì mình mà còn vì người; có thế chúng ta mới có động lực để tiếp tục tin tưởng vào những giá trị được tạo ra, vào sự sẻ chia, sự yêu thương, cảm hứng và điều đặc biệt là có một Mai Lâm chúng ta không cô đơn khi viết lên câu chuyện của cuộc đời mình.

Sandy

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)