Y tế - Văn hóaThư giãn

Nguyễn Ngọc Bạch – Một đời sân khấu!

Tạp Chí Giáo Dục

Nhân k nim 35 năm ngày mt (1985-2020) ca NSƯT Nguyn Ngc Bch, Hi Sân khu TP.HCM và gia đình đã t chc chương trình giao lưu, gii thiu quyn sách “Nguyn Ngc Bch – Mt đi sân khu” do NXB Tng hp TP.HCM n hành.


Nhà nghiên cu Nguyn Th Hu (th ba t trái sang) cùng mt s ngh sĩ go ci chp hình trong chương trình giao lưu và ra mt cun sách
 

1.Chương trình có sự tham dự của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Hậu (con gái của cố NSƯT Nguyễn Ngọc Bạch) và nhiều nghệ sĩ gạo cội. Tại đây, mọi người đã nhắc đến cố NSƯT Nguyễn Ngọc Bạch như là một người cha, người thầy với vô vàn kỷ niệm đáng nhớ và những đóng góp mà ông dành cho sân khấu. NSND Kim Xuân cho biết, cô là lớp trẻ đầu tiên về đoàn kịch nói Cửu Long Giang – nơi cố NSƯT Nguyễn Ngọc Bạch làm Trưởng đoàn. “Thời điểm tôi hoạt động nghệ thuật ở đây, bác như người thầy, người cha luôn quan tâm, chăm sóc và truyền cho chúng tôi ngọn lửa yêu nghề. Bác chỉ dẫn từng li từng tí về cách diễn xuất, giúp chúng tôi vượt qua khó khăn trong những ngày đầu đến với nghề. Tôi biết ơn bác nhiều lắm. Nhờ bác mà tôi mới có được như ngày hôm nay” – NSND Kim Xuân xúc động khi nhắc lại.

Nhắc đến cố NSƯT Nguyễn Ngọc Bạch, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn cho biết: “Bác là bậc tiền bối không chỉ dìu dắt tôi trong nghề mà còn dạy cho tôi nhiều bài học quý báu về cách làm người. Bác dạy tôi phải sống sao để khi mình qua đời thế hệ trẻ vẫn còn nhắc đến. Lời dạy đó luôn làm động lực để tôi phấn đấu trong công việc và cuộc sống…”.

Bà Đinh Th Thanh Thy (Giám đc NXB Tng hp TP.HCM) nhìn nhn đây là cun sách quý giá và có giá tr: “Chúng tôi s đưa cun sách này đến thư vin ti các qun, huyn, các trưng, trung tâm đào to văn hóa, ngh thut… đ mi đi tưng đu có th tiếp cn”.

2.Cố NSƯT Nguyễn Ngọc Bạch sinh ngày 12-3-1922 tại xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, mất ngày 1-10-1985 tại TP.HCM. Ông tham gia kháng chiến và liên tục phụ trách các đoàn văn công từ 23-9-1945, năm 1954 tập kết ra Bắc. Ông từng là Trưởng đoàn Cải lương Nam bộ, Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam, Trưởng đoàn kịch nói Nam bộ. Năm 1975, ông trở về TP.HCM và làm Trưởng đoàn kịch nói Cửu Long Giang, Phó Tổng Thư ký Hội Sân khấu TP.HCM rồi đến vị trí Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin TP.HCM lúc bấy giờ. Suốt cuộc đời của mình ông đã dành trọn cho sân khấu. Những vở diễn từng vang bóng một thời do chính ông làm đạo diễn như: Trần Hưng Đạo bình Nguyên, Hai chiếc xuồng, Bạch Mao nữ… Trên sân khấu, ông còn dàn dựng nhiều vở cải lương, kịch, ca kịch do chính ông sáng tác như: Sanh khổ, Bình minh, Một cuộc du lịch, Bán lúa rẻ, Giữ trâu, Ông Hai hiền, Xử tội Bẹt-na, Giác ngộ, Giữ lúa… NSƯT Nguyễn Ngọc Bạch qua đời ở tuổi 63, để lại nhiều dự án nghệ thuật dang dở và nhiều tiếc thương cho đồng nghiệp. Ông được phong tặng danh hiệu NSƯT đợt đầu tiên (1984).

3.Cuốn sách Nguyễn Ngọc Bạch – Một đời sân khấu là công trình tập hợp những bài viết của cố NSƯT Nguyễn Ngọc Bạch trong suốt 40 năm làm nghệ thuật do con gái ông là nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Hậu và NXB Tổng hợp TP.HCM thực hiện. Đây cũng là tâm nguyện của ông vào những ngày cuối đời nhằm ghi dấu ấn giai đoạn hình thành và phát triển của sân khấu cách mạng Nam bộ – quê hương ông vô cùng yêu quý. Tư liệu trong quyển sách này được ông và gia đình thu thập, gìn giữ suốt từ những năm kháng chiến chống Pháp đến tận bây giờ. Đó là những mẩu chuyện, một số vở kịch ngắn, những đoạn hồi ký, đề cương nghiên cứu và nhất là các tập nhật ký của ông trải dài năm tháng theo những chuyến lưu diễn ở mọi miền đất nước. Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2004, nhiều độc giả trong và ngoài sân khấu đón nhận. Sách còn được một số nhà nghiên cứu, sinh viên, nhà báo… sử dụng làm tư liệu nghiên cứu và giảng dạy. “Năm nay, nhân 35 năm ngày mất của ba tôi, NXB Tổng hợp TP.HCM đã tái bản cuốn sách có sửa chữa và bổ sung. Chúng tôi mong rằng, khi đọc cuốn sách này độc giả sẽ thấy được những tâm huyết của ba tôi đã suốt đời cống hiến cho sự nghiệp gìn giữ và phát triển sân khấu Nam bộ. Qua đó, mọi người, nhất là giới trẻ có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát triển sân khấu Nam bộ vì đó là một phần quan trọng của bản sắc con người và lịch sử – văn hóa Nam bộ” – nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Hậu kỳ vọng.

Bài, ảnh: K.Khánh

Bình luận (0)