Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Nguyên nhân của nám và tàn nhang

Tạp Chí Giáo Dục

Nám và tàn nhang là các biểu hiện thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên. Nếu theo cảm nhận thông thường, thì nám và tàn nhang có các dấu hiệu tương tự như nhau khiến rất khó phát hiện và nhận biết đâu là tàn nhang, đâu là nám. Dưới đây là một số thông tin tham khảo cần thiết, giúp tháo gỡ phần nào những trăn trở lâu nay của phái đẹp.

Tàn nhang, nám đốm, nám hạt là những hiện tượng khá phổ biến biểu hiện da phản ứng với những tác nhân mà nó không thích ứng. Tàn nhang, nám đốm là những nốt tăng sắc tố trên da, xuất hiện nhiều ở 2 bên gò má, sống mũi.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng phát sinh tàn nhang và nám đốm trên da:
– Sự tác động của tia cực tím với thành phần UVA và UBV sẽ kích thích sự sản sinh sắc tố Melamin, tức sắc tố phát sinh tàn nhang.
– Sự ảnh hưởng của tuyến hormone nữ tính, nhất là đối với phụ nữ mang thai sẽ kích thích sự sản sinh sắc tố Melanin.
– Sự tác động của bệnh gan, làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể khiến sắc tố Melanin sản sinh nhanh và mạnh.
– Bị stress, sự căng thẳng thần kinh cũng tạo điều kiện cho sắc tố Melanin tăng trưởng.
– Việc thiếu vitamin C trong cơ thể làm cho da yếu đi và tạo điều kiện cho sự biến đổi sắc tố trên da. Đơn giản, chúng ta có thể hiểu rằng, vitamin C là thành phần đặc biệt quan trọng giúp duy trì màu sắc sáng đẹp của da.
– Dị ứng với mỹ phẩm do dùng loại mỹ phẩm kém chất lượng, sử dụng không đúng cách hay dùng quá nhiều loại mỹ phẩm.
– Stress trong một thời gian dài hoặc trải qua những cú shock lớn sẽ làm các sắc tố da biến đổi nhanh chóng. Điều kiện đầu tiên giúp làm giảm các dấu hiệu bất lợi này là nghỉ ngơi hợp lý và đưa ra các biện pháp phục hồi sức khỏe hợp lý cả về thể chất và tinh thần.
Thanh Hương (VTV)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)