Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Nguyên nhân nhiễm độc chì và thuỷ ngân tiềm ẩn tại nhà

Tạp Chí Giáo Dục

Chì và thủy ngân là hai chất độc cực mạnh, nguy hiểm đối với môi trường và sức khỏe con người. Con người có thể nhiễm chì, thủy ngân do ô nhiễm không khí, trong nước uống, trong thức ăn và các vật dụng trong gia đình.
Những con đường nhiễm độc chì, thủy ngân
Rau muống trồng tại sông có nguy cơ nhiễm độc chì
Rau muống trồng tại sông có nguy cơ nhiễm độc chì
Nguyên nhân nhiễm độc chì
Chì có thể xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp và đường miệng. Việc hít thở nguồn không khí nhiễm chì sẽ đưa kim loại này vào cơ thể, chủ yếu ở phổi và máu.
Việc ăn các thực phẩm nhiễm chì hoặc mút chì dính trên tay sẽ khiến cơ thể tích tụ độc tố. Một số thuốc không rõ nguồn gốc có chứa chì như thuốc cam, người dùng trực tiếp đưa chất độc vào trong. Khi đói, lượng chì chuyển vào máu đến 60%, với người no thì chỉ 6%.
Ngoài ra, chì có thể xâm nhập qua các vết thương hở. Độc tố dễ lây lan sang các cơ quan trong cơ thể, tích tụ lâu trong răng và xương, thậm chí lên đến hàng chục năm.
Nguyên nhân nhiễm độc thủy ngân
Thủy ngân xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp và qua da từ môi trường bị ô nhiễm.
Ăn thức ăn hải sản đáng chú ý là cá biển có tích tụ lượng lớn muối Hg methylmercury hoặc.
Dùng thuốc, trám răng, phấn thoa da, các chế phẩm trong thành phần có chứa muối Hg.
/photos/image/2016/05/10/nhiem-doc-650.jpg
Thủy ngân trong nhiệt kế bị vỡ rất nguy hiểm tới sức khỏe của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Triệu chứng nhiễm độc
Chì và hơi chì làm cho mắt, cổ họng và mũi đau rát khi tiếp xúc. Chì cũng gây ra các triệu chứng như nhức đầu, cáu kỉnh, giảm trí nhớ, mất ngủ… Các triệu chứng do nhiễm độc chì là: ăn không ngon, sụt cân, buồn nôn, đau bụng, vận động khó khăn, bị chuột rút, tăng nguy cơ cao huyết áp, về lâu dài sẽ gây ra các bệnh về thận, tổn hại não và thiếu máu.
Thủy ngân gây cảm giác rát cho da và mắt khi tiếp xúc. Khi hít phải hơi thủy ngân sẽ khiến bị ho, đau tức ngực, có cảm giác đau rát ở phổi và gây khó thở. Tiếp xúc với thủy ngân thường xuyên sẽ dễ bị nhiễm độc. Triệu chứng bao gồm: tay chân bị run, giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, mờ mắt và bị các chứng bệnh về thận. Chì và thủy ngân đều có ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản ở cả phụ nữ và nam giới lẫn thai nhi.
"Kẻ thù" ở trong nhà
Không chỉ những người làm công việc có liên quan đến chì và thủy ngân mới có nguy cơ nhiễm độc. Ai cũng có thể bị nhiễm độc chì và thủy ngân từ nước, đất, không khí xung quanh, khí thải động cơ và từ các nhà máy. Nguy cơ cũng có thể tiềm ẩn ngay trong nhà mà chúng ta không nhận ra được từ các vẩy bụi sơn tường, cửa vàcác vật dụng trong gia đình được sơn từ các loại sơn có chì và thủy ngân; từ đất và bụi xung quanh nhà; nước nhiễm chì từ hệ thống ống dẫn nước; từ các đồ dùng bằng pha lê, thủy tinh màu, đồ gốm, các loại pin, máy quay phim, đồ chơi, đài radio, máy tính, nhiệt kế, các loại đèn thủy ngân mỹ phẩm.
Cẩn thận với những đồ chơi trẻ em có màu sắc lòe loẹt
Cẩn thận với những đồ chơi trẻ em có màu sắc lòe loẹt
Nhiều sản phẩm sơn – đặc biệt là các loại sơn dành cho gỗ, bê tông, kim loại, khung cửa, đều chứa hàm lượng chì và thủy ngân rất cao, cho nên bạn có thể bị nhiễm độc khi sống trong một ngôi nhà được sơn bằng sơn có sử dụng chì và thủy ngân. Đối tượng dễ bị nhiễm độc nhất trong gia đình chính là trẻ em nếu hít phải bụi sơn; đút tay hoặc nhặt bất cứ thứ gì có dính bụi sơn nói trên đưa vào miệng. Ở trẻ, nhiễm độc chì và thủy ngân gây tác hại nghiêm trọng hơn, vì hệ thần kinh của trẻ nhạy cảm hơn (ảnh hưởng đến não, hệ thần kinh, khả năng tiếp thu và sự phát triển của trẻ nhỏ).
Phòng tránh nhiễm độc
Để tránh hậu quả đáng tiếc như trên, khi mua các vật dụng gia đình, đồ pha lê, đồ gốm, hoặc đồ chơi cho trẻ em, nên tìm mua loại có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo không sử dụng chì và thủy ngân trong quá trình sản xuất. Thực hiện chế độ ăn thích hợp với nhiều chất sắt, calci, vitamin C để giúp cơ thể chống chì. Chọn và dùng các loại sơn cho cả nội và ngoại thất không sử dụng chì và thủy ngân.
Không cho trẻ gặm vành cửa sổ hoặc các vật dụng có sơn. Thường xuyên rửa tay. Khi mở vòi, để nước chảy ra khoảng 60 giây trước khi hứng vô chai lọ và cất vào tủ lạnh để uống. Khoảng một tháng một lần tháo và chùi bộ phận lọc của vòi nước để loại bỏ chất cặn tại đó. Chỉ nên dùng nước lạnh để uống hoặc nấu, vì nước nóng có mức chì cao hơn. Lấy nước lạnh đun sôi để pha trà, cà phê hoặc nấu ăn. Không dùng nước nóng ở vòi để uống hoặc nấu…
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)