Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nhà báo hạnh phúc khi xuất bản sách

Tạp Chí Giáo Dục

Nim hnh phúc ca mt nhà báo là tác phm đưc xut bn và đưc đc gi đón nhn. Nhiu ngưi còn hnh phúc hơn khi t cht liu báo chí h viết thành nhng cun sách có giá tr đ va lưu li thành qu lao đng ca mình va chia s kinh nghim li cho thế h tr giúp cho ngh báo ngày càng phát trin. Nhà báo Trung Nghĩa và nhà báo Hunh Dũng Nhân chính là nhng ngưi như thế.


Nhà báo Trung Nghĩa cùng tác phm “T Bàn Môn Điếm đến Chernobyl”

Trân trng tng tác phm

Xuất thân từ phóng viên mảng văn hóa, văn nghệ của Báo Tuổi trẻ, hơn 20 năm làm báo, nhà báo Trung Nghĩa không chỉ làm tốt vai trò của một nhà báo mà còn là cây bút cho ra đời hơn 10 đầu sách có giá trị làm nguồn tư liệu quý giá cho độc giả và thế hệ nhà báo trẻ. Có thể kể đến như: “Phim và diễn viên Hàn Quốc được yêu thích”; “Bí mật ở Cannes” và “Sydney yêu thương”; “Tình yêu ở quanh ta”; “Từ Bàn Môn Điếm đến Chernobyl”…

“Phim và diễn viên Hàn Quốc được yêu thích” là cuốn sách đầu tiên được nhà báo Trung Nghĩa cho ra đời vào năm 1999. “Thời điểm này, phim Hàn Quốc mới bắt đầu chiếu tại Việt Nam và trở thành làn sóng yêu thích của khán giả trong thời kỳ đầu. Đây là cuốn sách bán chạy nhất thời điểm đó, tái bản tới 3 lần với số lượng in trên 75.000 bản”, nhà báo Trung Nghĩa chia sẻ.

Sau thành công cuốn sách đầu tay, tình yêu sách của nhà báo Trung Nghĩa ngày càng lớn và anh bắt đầu thực hiện nhiều cuốn sách tiếp theo về âm nhạc, điện ảnh, tùy bút, du ký… Hai tựa sách du ký nổi bật của anh là “Bí mật ở Cannes” và “Sydney yêu thương”. “Nội dung hai cuốn sách này cũng cho thấy đam mê được đi đó đây của tôi và không tiếc bỏ ra tiền túi để được trải nghiệm đến những nơi xa lạ, gặp gỡ những con người xa lạ để lắng nghe những câu chuyện mà mình chưa từng được biết từ văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo…”, nhà báo Trung Nghĩa bày tỏ.

Theo nhà báo Trung Nghĩa, trong quá trình viết báo, nghề báo giúp anh có rất nhiều thông tin, tư liệu và mối quan hệ. Từ đó, anh viết rất dễ dàng, thuận tay. Chỉ cần tâm đắc một đề tài nào đó là anh có thể viết thành sách. “Tuy nhiên, viết sách khác hoàn toàn với viết báo. Nếu viết báo cần sự nhanh nhạy, chính xác, theo kịp thời sự thì viết sách cần chiều sâu, có thể thêm yếu tố hư cấu. Điểm chung của viết báo và viết sách đều cần tính hấp dẫn, có cảm xúc”, nhà báo Trung Nghĩa chia sẻ.

Trong số những đầu sách do mình sở hữu, có những cuốn sách nhà báo Trung Nghĩa đích thân thực hiện từ khâu viết, biên tập, in ấn… mất rất nhiều thời gian và công sức. Việc này lẽ ra thuộc về nhà xuất bản nhưng nhà báo Trung Nghĩa muốn đích thân làm cho “đứa con” tinh thần của mình. Qua những lần phải ngồi hàng giờ, thậm chí tới nửa đêm để chờ ký bản thảo, nhà báo Trung Nghĩa còn thấu hiểu được nỗi vất vả của những người làm sách nên anh rất trân trọng họ. Bởi đằng sau cuốn sách được ra đời là công sức của biết bao nhiêu người, có những người làm việc một cách thầm lặng.


Nhà báo Hunh Dũng Nhân (th 2 t trái sang) nhn gii nhì cuc thi viết v đ tài thương binh lit sĩ do Hi Nhà văn TP.HCM phát đng

Đối với nhà báo Trung Nghĩa, viết sách không chỉ là cách giúp anh lưu lại thông tin, giúp bài báo của mình tái sinh lần nữa mà còn có cơ hội chia sẻ với độc giả và đặc biệt là còn lan tỏa văn hóa đọc đến cộng đồng. Với cuốn sách “Đọc sách cũng giống như yêu”, nhà báo Trung Nghĩa đã truyền đạt kinh nghiệm cũng như cách đọc sách của mình đến với độc giả giúp họ có cách đọc sách hiệu quả, góp phần nâng cao tri thức. Nhà báo Trung Nghĩa cũng chính là một trong 10 gương mặt được chọn làm đại sứ văn hóa đọc TP.HCM giai đoạn 2023-2024 lan tỏa tinh thần đọc sách đến với cộng đồng, đặc biệt là các em nhỏ.

“40 năm – Đi, yêu và viết”

Sau 3 năm ấp ủ, cuốn hồi ký “40 năm – Đi, yêu và viết” của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân chính thức ra mắt vào 17-6 đúng dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6. “40 năm – Đi, yêu và viết” gồm 4 chương: Chương 1 điểm lại con đường vào nghề của tác giả bao gồm thời niên thiếu, giai đoạn theo học Khoa Văn, Khoa Báo và những tháng ngày bắt đầu cầm bút tại Báo Tuổi trẻ, Báo Lao động, sau đó trở thành Tổng Biên tập Tạp chí Nghề báo, làm Phó ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam… Chương 2 đăng tải 15 phóng sự đời thường ưng ý nhất cùng câu chuyện của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân khi viết những tác phẩm này. Chương 3 chứa đựng các bài viết của tác giả thuộc lĩnh vực lý luận báo chí đang được bạn đọc quan tâm. Chương 4 bao gồm bài viết của các nhà báo, nhà văn, giảng viên báo chí nổi tiếng viết về tác giả. Trong các bài viết đều tổng hợp, phân tích đan xen các yếu tố nghề nghiệp khi làm báo nói chung và viết phóng sự nói riêng. Cuốn sách hướng đến những người yêu thích nghề báo, mê phóng sự, các nhà báo trẻ, sinh viên báo chí… Sách được viết dưới hình thức hồi ký, không thiên về lý thuyết mà mang yếu tố thực tiễn, những bài học nghiệp vụ và kinh nghiệm của nhà báo.

Chia sẻ về “40 năm – Đi, yêu và viết”, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân cho biết, sách được viết từ đầu năm 2021 nhưng rơi vào trạng thái dang dở khi ông mắc bệnh tai biến phải nằm trên giường bệnh. Phần sau của cuốn sách được thực hiện vào cuối năm 2022, khi tác giả vẫn còn bị liệt nửa người và chủ yếu phải viết trên điện thoại. “Từ khi bắt đầu bước vào nghề cầm bút, tôi đã tự tặng cho mình câu khẩu hiệu “Đi, yêu và viết”. Khi nghỉ hưu (2015) tôi bắt đầu cho phép mình đo đạc, kiểm định, viết lại những gì đáng nhớ nhất trên quãng đường làm báo gần nửa thế kỷ qua”, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân chia sẻ.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân chính thức làm báo từ tháng 6-1983, đến nay đã tròn 40 năm. Ông được xem là một trong những cây bút phóng sự hàng đầu Việt Nam với những tác phẩm gây tiếng vang lớn. Bên cạnh những tác phẩm báo chí, ông còn có 30 đầu sách nổi bật thuộc các thể loại: Phóng sự, truyện ngắn, thơ, hồi ký như: “Tôi đi bán tôi”; “Ăn Tết trong rừng chó sói”; “Từ hầm lò Mông Dương đến nóc nhà thế giới Tây Tạng”; “Để viết phóng sự thành công”… Những tác phẩm sách của ông đều để lại dấu ấn khó quên trong lòng bạn đọc bởi ngoài những áng văn chương lãng mạn, giàu cảm xúc còn toát lên được những thông điệp về cuộc sống, giá trị về tình yêu thương giữa người với người.

Trong “Tuần lễ sách và người làm báo” diễn ra vào ngày 17 đến 22-6 tới đây tại Đường sách TP.HCM, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân có 7 đầu sách tham gia triển lãm: “Riêng một góc nhìn”; “Chúng tôi – Một thời mũ rơm mũ cối”; “Một chút riêng tư”; “Bỗng lại hờn lại nhớ”; “Ký ức chao nghiêng”; “Tập tranh kỷ niệm sinh nhật”; “Ngoảnh lại thương yêu”.

Kiu Khánh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)