Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nhà giáo 4.0!

Tạp Chí Giáo Dục

ng như gn đây xã hi ta đã có thêm mt t mi, đó là “4.0”, đc là “bn chm không”. Đó là mt t ch mt trng thái mà cũng là mt đòi hi v nhng tiêu chí, chun mc, phm cht ca s vt, hin tưng và c con ngưi. Nhân ngày 20-11, nói v nhà giáo 4.0 cũng là mt s gi gm…

Theo tác gi, thi đi 4.0 đòi hi nhiu ngành ngh, lĩnh vc phi trit đ thay đi, trong đó có giáo dc. Trong nh: Giáo viên trao đi, tìm hiu nhu cu đc sách ca hc sinh trong thi bui công ngh phát trin mnh m. Ảnh: D.B

Người ta đã nói nhiều đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0), từ đó coi đây là một quy chuẩn cho rất nhiều trạng thái khác của toàn xã hội. Chẳng hạn, ở Việt Nam, người ta đòi hỏi các cơ quan công quyền phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính để giải quyết các nhu cầu chính đáng của người dân; nơi nào việc sử dụng công nghệ còn kém, cán bộ còn chậm trễ, thái độ chưa đúng mực… thì bị cho là nơi đó còn… “0.4” (không chấm bốn). Hay trong các giao dịch ở ngân hàng, bệnh viện, siêu thị…, nhiều người rất không bằng lòng với cách thực hiện mang tính thủ công như trước, như phải xếp hàng dằng dặc, ghi tay mà không dùng máy quét mã số, trả tiền mặt, hoặc xảy ra tranh cãi do xử lý cảm tính… Như vậy, “4.0” là một đòi hỏi của xã hội văn minh, tiến bộ trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong giáo dục, có cần đặt ra vấn đề 4.0 hay không? Hỏi tức là trả lời. Bởi giáo dục là để đào tạo ra những con người có trình độ học vấn, trình độ văn hóa, có phẩm chất và có tư cách đạo đức phù hợp để đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Vì vậy, không thể thiếu vắng đòi hỏi 4.0 trong giáo dục nói chung và trong nhà trường nói riêng. Riêng về đội ngũ giáo viên, những người chủ lực để đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong thời đại 4.0, có thể nói đòi hỏi về họ ngày càng cao. Dưới đây là một số gợi ý về chuẩn chất của “nhà giáo 4.0”.

Thứ nhất, phải có trình độ và kiến thức phù hợp với chuyên ngành mình giảng dạy và ở địa phương mình sinh sống. Đòi hỏi này thoạt nghe có vẻ vô lý nhưng trên thực tế có không ít trường hợp giáo viên có bằng cấp nghe oách nhưng thực tế kiến thức lại chưa sâu và nhất là có trình độ chưa phù hợp với mặt bằng xã hội. Chẳng hạn, có giáo viên tiếng Anh dạy thì ro ro nhưng khi gặp người nước ngoài thì ngắc ngứ; có giáo viên toán tưởng giàu kinh nghiệm nhưng đưa đề học sinh giỏi ở một thành phố về thì… đổ mồ hôi hột; có giáo viên khoa học xã hội không mấy khi đọc thêm sách về văn học, lịch sử, không thường xuyên cập nhật kiến thức xã hội; hay có giáo viên tự tách rời mình với đời sống địa phương, như ở vùng nông nghiệp mà không biết gì về nông nghiệp, trở nên lạc lõng… Những điều đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công việc giảng dạy và nếu không cải thiện sẽ sớm bị đào thải.

Thứ hai, phải luôn chủ động cập nhật kiến thức. Bằng cấp là một tiêu chuẩn “cứng” nhưng xã hội luôn vận động, kiến thức mới luôn đầy ắp, nhà giáo không thể “ăn mày dĩ vãng” được. Người làm thầy phải thường xuyên tự học, tự bổ sung kiến thức bằng nhiều hình thức. Giáo viên dạy toán đâu phải chỉ cần biết có đạo hàm, tích phân… mà cũng nên quan tâm đến bổ đề, đến định lý lớn Fermat…, không phải để dạy trên lớp mà nâng cao năng lực tư duy, để gợi mở những cách thức giảng dạy mới, thậm chí để trả lời được các câu hỏi của học sinh. Giáo viên lịch sử không thể “đóng khung” kiến thức trong sách giáo khoa, trong các giáo trình mà phải đọc thêm nhiều tài liệu khác, tiếp cận với những góc nhìn mới, để thấy rằng Lê Long Đĩnh không hẳn là một “hôn quân” như sử chép, các chúa Nguyễn không chỉ có đi mở cõi về phía Nam mà còn nhiều lần đánh bại các cuộc xâm lược của phương Tây… Dĩ nhiên, trong các phương thức tự học, kỹ năng đọc trên mạng internet cũng rất quan trọng, đó là biết đọc trang nào, biết chắt lọc các kiến thức nào, biến phản bác những ý kiến nào…

Thứ ba, phải có một quan niệm giáo dục tiến bộ. Đã qua rồi cái thời giảng dạy một chiều, áp đặt, kiến thức của giáo viên phải là “khuôn vàng thước ngọc”. Hiện nay, quan điểm rất tiến bộ là người học phải thực sự là trung tâm, học sinh là đối tượng của giáo dục, là mục tiêu và là động lực của giáo dục, chứ không phải nhà trường hay giáo viên. Do đó, các quan niệm về thi đua, thành tích như trước đây cần được điều chỉnh; chẳng hạn, chỉ tiêu lên lớp, chỉ tiêu đậu tốt nghiệp, hiệu suất đào tạo, số lượng học sinh giỏi… chỉ nên để tham khảo, không nên để đánh giá thành tích. Vì lấy người học là trung tâm, nên người học giỏi thì có thể được ưu tiên (cho nhảy lớp, cho học các lớp bồi dưỡng…), người học chậm thì cần học lại (cho lưu ban, buộc thi lại…), để bảo đảm mỗi người đạt đến một trình độ nào đó thì sẽ có một chuẩn kiến thức nào đó phù hợp.

Thứ tư, phải có một thái độ giáo dục phù hợp. Thái độ giáo dục ở đây có thể hiểu là thái độ đối với thiên chức của nhà giáo, thái độ đối với công việc, thái độ đối với người học… Có thể dùng nhiều mỹ từ để nói về thiên chức của nhà giáo, nhưng một cách khái quát nhất, đó là tham gia xây dựng nên những con người mới có kiến thức và đạo đức phù hợp với điều kiện của xã hội. Do đó, công việc của nhà giáo đừng để bị đơn giản, tầm thường như “thợ dạy” với cách dạy “nhai lại” mà phải luôn sáng tạo, như có người đã từng nói, nghề giáo là nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo. Và cũng vì vậy, thái độ đối với người học phải thực sự tôn trọng, yêu quý, tuyệt đối tránh các biểu hiện làm nhục, xúc phạm, bạo hành, lợi dụng, lạm dụng… người học. Trên hết, người thầy phải thể hiện mình có một tư cách tốt, tích cực nêu gương và luôn gìn giữ bản thân.

Thời đại 4.0 đòi hỏi nhiều ngành nghề, lĩnh vực phải triệt để thay đổi, trong đó có giáo dục. Là chủ thể quan trọng bậc nhất và linh hoạt nhất của giáo dục, nhà giáo càng cần phải thể hiện được những phẩm chất mới của mình cho phù hợp với điều kiện mới của thời đại. Bên cạnh đó, nhà giáo cần nhận thức được đầy đủ vai trò của mình trong việc cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0. Do đó, những yêu cầu, đòi hỏi của nhà giáo 4.0 tuy không hoàn toàn mới nhưng có thể xem là những gợi mở, định hướng quan trọng để mỗi nhà giáo tự nâng cao mình, tự hoàn thiện mình để đáp ứng được nhu cầu của nghề nghiệp, sự kỳ vọng của xã hội, sự vươn lên của đất nước.

Trnh Minh Giang

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)