Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nhà giáo Cao Thị Đan Thanh 32 năm bền chí

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Hai mươi bốn năm dạy ở TP.HCM nhưng khi hỏi về những kỷ niệm thời đi dạy chị lại trả lời đó là những năm mới ra trường về dạy ở hai tỉnh Bến  Tre và Long An. Không thể kể hết những khó khăn của những ngày tháng ấy nhưng đó là khoảng thời gian lưu gi  nhiều kỷ niệm thân thương và tươi đẹp nhất của cô giáo Cao Thị Đan Thanh.

Tưởng sẽ bỏ nghề

Ấp ủ ước mơ được làm cô giáo ngay từ hồi bé nên học xong lớp 12, năm 1971 Đan Thanh thi vào Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1975 chuẩn bị thi tốt nghiệp ra trường thì sự kiện “30-4” xảy ra. Mặc dù lúc đó ông già đã nghỉ hưu nhưng là con của một gia đình sĩ quan ngụy nên sau khi tốt nghiệp cô cùng với 60 sinh viên khác không được phân công công tác. Nhìn những bạn bè khác dù chưa đậu tốt nghiệp chính thức nhưng đã được nhận nhiệm sở, Đan Thanh không khỏi buồn lòng. Thế nhưng chị vẫn đặt niềm hy vọng đến một ngày nào đó ước mơ của mình sẽ thành hiện thực. Không thể ngồi ở nhà “ôm”  mãi nỗi buồn, chị xin phép ba mẹ đi làm thêm phần vừa giúp đỡ gia đình phần tìm niềm vui mới trong công việc. Mãi đến cuối năm 1976 chị mới nhận được giấy điều động đi dạy trở lại. Biết là đi xuống Bến Tre xa nhà, vất vả hơn so với ở Sài Gòn nhưng chị cùng với nhóm bạn thấy cuộc đời mình như đang được hồi sinh. Cầm tờ giấy nhận công tác lúc đầu chị cứ ngỡ trong mơ không tin vào sự thật. Chị Thanh nhớ lại: “Tôi thật vui mừng khi được quay trở lại với nghề mình đã chọn. Niềm vui cứ náo nức mãi cho đến ngày cùng tụi bạn xách túi ra Xa cảng miền Tây để đi xe đò về Bến Tre”. Bây giờ nhớ lại chị vẫn thầm cảm ơn chế độ đã tạo cơ hội cho chị thực hiện ước mơ của mình dù có chậm trễ đi một chút. Trong hoàn cảnh đó, điều đáng quý ở chị lại là bản lĩnh của một người thanh niên biết mở rộng tấm lòng để đón nhận cuộc sống mới với lòng nhiệt thành và niềm say mê cống hiến của tuổi trẻ. Nếu như chỉ cần một chút tự ti, mặc cảm thì dòng chảy cuộc đời của chị sẽ rẽ sang một hướng khác và chắc rằng chị không thể trở thành người gieo mầm trí thức cần mẫn như bây giờ. Học trò nhiều thế hệ cũng không có một cô giáo dạy văn đầy truyền cảm Cao Thị Đan Thanh trong quãng đời đi học của mình.

Ngôi trường cấp ba Châu Thành A nằm trên xã nghèo Tân Thạnh là nơi đón chị về  công tác trong những năm đầu tiên. Không có điện, đêm đêm các thầy cô chụm đầu vào nhau bên ngọn đèn dầu hỏa để soạn bài và trao đổi chuyên môn. Không ít thầy cô dân Sài Gòn thời gian đầu chưa quen dùng nước lóng phèn, một “đặc sản” mà chỉ ở vùng sông nước miền Tây Nam bộ mới có. Thế mà chị cùng với nhiều đồng nghiệp khác vẫn vượt qua được những gian nan đó. Hàng ngày chị thầm lặng gieo chữ cho các em cố gắng làm tròn trách nhiệm của người thầy đứng trên bục giảng. Ngay từ năm đầu tiên cô giáo trẻ Đan Thanh đã khẳng định được năng lực chuyên môn của mình qua những tiết dạy văn  cho các em học sinh. Vì thế chị  đã được nhà trường tín nhiệm cử làm tổ trưởng chuyên môn khi chưa hết thời gian tập sự. Nhưng dấu ấn còn đọng mãi trong tâm trí của chị không chỉ là những khó khăn thiếu thốn của cuộc sống mà chính là những kỷ niệm cùng sống, cùng sinh hoạt với học sinh và người dân nơi đây trong những ngày đi lao động sản xuất, những đêm vui hội trại với học trò. Những ánh mắt nụ cười tươi trẻ của đàn em đã xua tan hết những giọt mồ hôi nhọc nhằn của các thầy cô trẻ.

Thầy giỏi có trò giỏi

Bốn năm sau chị được chuyển về dạy tại Trường cấp ba Thủ Thừa rồi sau đó là Cần Giuộc (Long An). Dù có bớt đi vất vả nhưng chị vẫn phải đạp xe gần 20 cây số để đi về. Chính thời gian dạy ở Cần Giuộc chị đã đem về cho trường một thành tích lớn là bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi văn lớp 12 trong đó có một em đoạt giải khuyến khích toàn quốc. Tuy chưa phải là thành tích cao nhất nhưng giải thưởng đó đã khẳng định thêm tay nghề cũng như công sức cống hiến của chị đối với công tác đào tạo nhân tài cho giáo dục tỉnh nhà. Đó là “bước đệm” để những năm sau khi dạy ở Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, quận Tân Bình chị đã bồi dưỡng ba học sinh đoạt giải ba học sinh giỏi văn toàn quốc và nhiều giải  cao cấp TP.

Khi ngồi đàm đạo chuyện nghề nghiệp, chị tâm sự: “Con đường dạy văn nhiều vất vả vì giáo viên phải tìm mọi cách không chỉ truyền thụ tri thức mà còn xây đắp tâm hồn cho các em để học sinh hiểu thêm, yêu thêm cuộc sống và những giá trị nhân văn của con người. Giáo viên dạy văn phải có lòng say mê với bộ môn, thật sự thích thú, tìm được cái hay cái đẹp của văn chương trong mỗi bài soạn, tiết giảng để từ đó giúp các em tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng và hứng thú hơn”. Theo chị cũng giống như các môn học khác, giáo viên văn phải bền chí, không được ngả lòng khi lỡ gặp thất bại: “Mình không hứng thú thì làm sao bảo  trò hứng thú với môn học được ?”.  Giáo viên dạy văn không có cách nào hơn là tự nghiên cứu, thường xuyên dự giờ thăm lớp, chịu học hỏi đồng nghiệp để rèn luyện nghiệp vụ nâng cao tay nghề. Trả lời  cho câu hỏi: “Thế nào là một học sinh giỏi văn?”, chị yêu cầu: “Trước hết các em cũng phải yêu văn, có niềm khao khát học văn và đi theo môn học này với mục đích  động cơ đúng đắn. Bên cạnh đó yếu tố năng khiếu  và những “chất lửa” văn chương mà các thầy cô lớp dưới truyền lại cũng rất quan trọng”. Thực tế hiện nay như chị nói, đáng buồn là vẫn còn nhiều học sinh đang coi nhẹ môn này, có em không thích học.

n 30 năm đứng trên bục giảng, bây giờ nghỉ hưu những kỷ niệm thời đi dạy hình như ngày một hiện về rõ nét hơn trong ký ức của chị. Chỉ nghe qua lời kể của người bạn mà một học sinh trường khác viết thư cho chị mong muốn “cô Thanh nhận mình là học trò để con có diễm phúc được là học trò của cô như bạn con”. Rồi gặp lại học sinh cũ bây giờ cũng là giáo viên dạy văn, đồng nghiệp của mình chị thấy chút lòng mình thêm được sưởi ấm. Chị Đan Thanh cũng không nhớ hết là mình chủ nhiệm bao nhiêu học trò nhưng mỗi khi tết đến  ngày 20-11 về,  n nhà nhỏ bé của chị lại đầy ắp tiếng cười và hoa của các em, những người bây giờ thực sự đã trở thành  chủ nhân của xã hội. Theo chị đó là niềm hạnh phúc mà không dễ gì có được.n

Hương Thủy

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)