Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nhà giáo đón Tết thời công nghệ số

Tạp Chí Giáo Dục

C mi đ xuân v, nhà giáo chúng tôi thưng hay chuyn trò vi nhau v Tết…


Tiu cnh Tết ti trưng ph thông

Rôm rả nhất có lẽ là việc ôn lại những kỷ niệm của các cái Tết đã qua trước đây với thế này, thế nọ rồi so sánh với Tết ngày nay. Một anh đồng nghiệp dạy văn hài hước mấy câu lục bát: “Tết xưa bánh tét bánh chưng/ Tết nay ai bát (iPad), ai phôn (iPhone)… kè kè”, “Tết xưa, ra chợ mua đồ/ Tết nay, xách máy a lô có liền…”. Ừ thì, cũng phải thấy rằng văn hóa Tết dân tộc ngày nay thay đổi nhiều quá so với trước đây. Nhà giáo cũng khó tránh khỏi bánh xe của quy luật đổi thay ấy! 

Tết xưa và văn hóa Tết thy

Tục Tết thầy với câu nói dân gian “mùng ba Tết thầy” chắc hẳn đã có từ lâu đời, từ lúc người Việt có thầy đồ dạy chữ và cha mẹ có con theo thầy học chữ, với cả một nền văn hóa ứng xử coi trọng đạo học. Ngày đó, vị trí người thầy được coi trọng, vì Nho giáo quy ước với tam cương “Quân, Sư, Phụ”, người thầy chỉ đứng vị trí sau vua, và trước cả cha. Nên đã có Tết cha – “mùng một Tết cha”, thì cũng có Tết thầy – “mùng ba Tết thầy”. Sách Việt Nam phong tục của tác giả Phan Kế Bính có viết: “Học trò học nghề hay học chữ, ở với người dạy cho mình đều có nghĩa là thầy trò. Học trò khi mới vào học gọi là nhập môn, phải kiếm buồng cau lạy yết kiến thầy hai lạy. Lúc học gặp khi mồng năm ngày Tết như Tết Nguyên đán, Tết Thanh minh, Tết Đoan dương, Tết Trung thu, vào mùa nào thức ấy, hoặc cặp gà thúng gạo, hoặc đường mứt bánh trái, hoặc dăm ba quan tiền, tùy tình đa thiểu mà đem đến lễ thầy” (Việt Nam phong tục, Phan Kế Bính, NXB Văn học, 2022, trang 225). Đạo nghĩa Tết thầy ngày trước giờ đã mai một hết, mà cũng đã mất dần lâu rồi, từ khi xã hội Việt Nam tiếp nhận văn hóa Tây phương.

Những năm thời “bao cấp” (khoảng từ 1980-1990), đời sống giáo viên khó khăn. Những khi Tết về thầy cô có chút niềm vui đơn sơ, ấm áp. Thời ấy, ngoài đồng lương ít ỏi, thầy cô muốn sống được phải “tăng gia sản xuất”, chứ không phải dạy thêm hoặc làm nhiều nghề như bây giờ. Tôi nhớ, trường huyện nơi tôi học còn nghèo, nhưng được cái là đất của trường thì rộng. Phần lớn giáo viên từ xa đến dạy, ở lại trong khu tập thể của trường, nên nhiều thầy cô tranh thủ trồng cải, rau muống, khoai lang, khoai mì để cải thiện đời sống. Mỗi dịp Tết đến, nhiều giáo viên ở xa không về quê được, thế là nhiều học sinh trường huyện Tết thầy cô mấy ký gạo, vài đòn bánh tét, gói bánh bột lọc, vài chục trái bắp… Thế mà nhà giáo có niềm vui riêng. Vì mỗi lần Tết đến, các thế hệ học sinh dù lập nghiệp ở phương xa đều tụ tập về thăm thầy cô trường huyện. Cũng thật là lạ, nhiều học sinh cũ sau hơn hai mươi năm gặp lại mà thầy cô vẫn nhớ vanh vách. Cái thời “ngày xửa ngày xưa” ấy lại được dịp tràn về đầy ắp kỷ niệm thân thương.

Tết nay – ca thi công ngh s

Tết nay, trong bối cảnh nền kinh tế thay đổi, những thước đo về giá trị vật chất cũng đã khác. Ngày xuân đến, tình cảnh của nghề giáo chúng tôi chẳng còn xưa, không có những câu chuyện Tết thầy đơn sơ mà chứa chan tình nghĩa như trên nữa. Những khó khăn của đời sống vật chất chưa chịu buông rời nhà giáo mỗi khi Tết về. Trước đây, trên mạng xã hội có bài thơ khá ngậm ngùi khi mượn tứ thơ bài Ông đồ của Vũ Đình Liên để nói nỗi niềm của “cô giáo già” khi Tết đến, trong đó có mấy câu mở đầu: “Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy cô giáo già/ Lang thang tìm đồ rẻ/ Bên phố đông người qua. Bao nhiêu người xúm xít/ Mua vàng với đô la/ Cô giáo già lặng lẽ/ Mua dưa với mua cà…”. Bài thơ vui trên có phần xác thực khi nhìn trên diện rộng xã hội và phần nào đó đã phản ánh đúng tâm trạng của nghề giáo mỗi khi Tết đến xuân về. Khi mà Nhà nước đã nỗ lực rất nhiều trong việc cải cách lương, thưởng cho giáo viên. Nhiều tổ chức quan tâm hỗ trợ vật chất lẫn tinh thần cho thầy cô, song còn nhiều địa phương trên cả nước, giáo viên còn chịu nhiều thiệt thòi.


Tác gi hóa vai ông đ trong mt hot cnh Tết t chc ti trưng

Thay đổi lớn nhất phải kể là “tinh thần” ngày Tết của nhà giáo. Hơn mươi năm trước, khi Zalo, Facebook chưa thịnh hành; chưa có nhiều smartphone tràn lan như hiện nay, mỗi lần Tết đến (nhất là đêm 30, sáng mùng một) là các nhà mạng đều nghẽn mạch vì lượng tin nhắn quá tải. Có những tin chúc mừng từ đêm hôm trước mà mãi đến sáng hôm sau mới nhận được. Người dùng đa số là một chiếc điện thoại “cùi bắp”, một cái “đập đá”… thế mà vui. Đang đi đường, bỗng nhiên nghe tiếng “tích… tích…”, dừng lại mở máy thấy tin nhắn chúc Tết, lòng vui ơi là vui. Có nhiều tin nhắn chân thành, mộc mạc, dễ thương mặc dù không có hình minh họa, không dấu câu. Có những lời chúc tinh nghịch, ngộ nghĩnh, vần vè đã được soạn sẵn, chỉ việc bấm phím để gửi…, thế mà tạo được sợi dây gắn kết tình nghĩa gắn bó thâm sâu. Từ khi điện thoại thông minh thịnh hành với sự hỗ trợ tiện lợi của những trang mạng xã hội, không còn thấy những tin nhắn giản dị trên nữa mỗi khi Tết về.

Các thế hệ thầy trò cũng dần dần thay đổi. Thầy cô ngày nay ít được nghe hơn những cuộc gọi điện, những tin nhắn chúc Tết từ học sinh. Và những bức thư viết tay của một học sinh nào đó gửi cho thầy cô để thăm hỏi về cuộc sống lại càng hi hiếm. Có lẽ là bởi công nghệ hiện đại đã kéo gần khoảng cách. Cũng có lẽ nhiều người cho như thế là khách sáo chăng? Thi thoảng giáo viên mở Facebook ra xem, vẫn thấy một vài hình ảnh kèm theo lời chúc cụt lủn của học sinh: “Tết vui vẻ nha thầy (cô)!”.

Trước đây, GS.NGND Hoàng Như Mai có hai câu thơ nửa như đùa, nửa như thật: “Cảm ơn anh lại chơi nhà/ Nhưng quên nhau ấy mới là tương tri!”. Hai câu thơ này bàng bạc chút gì đó của thế sự, của tình thầy trò thời công nghệ số hiện nay.

Nhà giáo đón Tết theo cách riêng

“Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, biết tạm quên phần vật chất thì Tết với nghề giáo có những cái vui mà không phải nghề nào cũng có được. Đó là sự đồng hành với niềm háo hức của học sinh trong không khí những ngày giáp Tết. Vui nhất có lẽ là những hoạt động của nhà trường, từ công đoàn, từ chính giáo viên tạo nên: Một chút quà xuân và tấm lịch Tết của trường; cảnh nhộn nhịp cùng gói bánh chưng, cùng những câu chuyện rôm rả ngồi chờ bánh chín; các “tiệc” tất niên đơn giản thắm đượm tình đồng nghiệp; cùng chia ngày trong Tết để đến giao lưu, chúc Tết cùng nhau với bao vui vẻ, ăm ắp tiếng cười… Một đồng nghiệp nói vui với tôi rằng: “Tết này khỏi cần đi chợ. Chỉ cần “đặt hàng” ở đồng nghiệp là có… Tết!”. Nói vui mà thật. Cứ đến Tết là thầy cô có dịp “trao đổi hàng hóa” qua mạng với nhau. Chỉ cần lướt một vòng trên Facebook đồng nghiệp là có thể mua bất cứ hàng hóa gì, bất cứ đặc sản Tết của vùng quê nào. Đa số giáo viên chẳng nghĩ đến lợi nhuận mà vì vui là chính. Đó là cái vui Tết thời… công nghệ 4.0 của nhà giáo hiện nay!

Trn Ngc Tun

Bình luận (0)