Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nhà giáo “đuổi” cái nghèo trên núi

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

“Mi ln giúp các đim trưng láng bê tông đưc nn phòng hc, lp li cái mái nhà cho mưa đ tt, hay đơn gin hơn nhìn các em hút hp sa rt rt do mình xin đưc t các nhà ho tâm là lòng thy vui. C thế mà tiếp tc công vic ca mình cho hc sinh và ngưi nghèo”. Thy Nguyn Trn V – giáo viên Trưng Tiu hc Kim Đng, xã Trà Mai (huyn Nam Trà My, Qung Nam) bc bch.


Thy V trao con ging cho đng bào vùng cao

Góp sc xây trưng cho tr

Ngót 20 năm gắn bó với học trò vùng cao là ngần ấy thời gian thầy Vỹ trăn trở với sự thiếu thốn của thầy trò nơi ấy. “Cái khó nghèo buộc chân con chữ. Làm nghề giáo, tôi luôn mong các em được học nhiều hơn, biết nhiều hơn, đi xa hơn để trở về giúp sức đổi thay đời sống của bản làng. Chỉ nghĩ vậy để lấy động lực bắt đầu cho hành trình kết nối, kêu gọi các mạnh thường quân san sẻ với nơi còn thiếu thốn”, thầy Vỹ nói.

Những năm đầu mới vào nghề dạy học, thầy Vỹ nhận công tác tại điểm trường Tắk Lũ, xã Trà Mai. Ngày đó, để vào được điểm trường này phải đi bộ ròng rã 6 tiếng đồng hồ đường rừng. Đường xa, phòng học điểm lẻ hầu như lợp bằng tranh, vách nứa. Ngày nắng còn đỡ chứ mùa đông thì gió lùa, mưa tạt lạnh thấm thịt da. Học trò vùng cao mong manh trong tấm áo mỏng nên buổi học nào thầy cũng phải nhóm lửa để giữ ấm cho các em. Ước mơ về một phòng học kín gió cứ khiến thầy trăn trở mãi. Cuối mùa hè năm 2014, khi nhóm bạn của thầy Vỹ đến thăm các điểm trường ở vùng cao này. Sau chuyến thăm đó, điểm trường Măng Lưng được lựa chọn để lát gạch men các phòng học, láng xi măng sân trường với khoảng 200m2. “Chuyện xây dựng, sửa chữa nghe có vẻ dễ nhưng là một hành trình vô cùng gian khổ. Để di chuyển được vật liệu xây dựng vào đến điểm trường thì vừa phải vận chuyển bằng xe máy, vừa phải khiêng vác mất khoảng 3 tiếng đồng hồ”, thầy Vỹ kể lại.

Còn nhớ có lần trên hành trình chia sẻ khó khăn với học sinh miền núi, thầy Vỹ kết nối với một nhóm thiện nguyện ở TP.HCM hỗ trợ lắp điện năng lượng mặt trời cho điểm trường Răng Dí, xã Trà Tập (huyện Nam Trà My).

Cứ mỗi cuối tuần, thầy Vỹ lại cùng các thành viên trong CLB Kết nối yêu thương của mình khăn gói quả mướp lặn lội đi đến các bản làng khó khăn, khảo sát những điểm trường còn tạm bợ để kêu gọi hỗ trợ. Bao giờ cũng vậy, điểm đến của thầy Vỹ đến là những bản làng khó khăn và xa xôi nhất. “Có những nơi phải mất đến 3, 4 lần đi khảo sát thực tế. Bản gần thì đi bộ 2, 3 tiếng đồng hồ, bản xa thì mất gần cả ngày mới đến được. Vất vả nhưng thương các em nên mình cố gắng, tranh thủ thời gian nhanh nhất có thể”, thầy Vỹ kể.


Thy V trong ln h tr dng c m đưng đến các đim trưng

Ở mỗi điểm trường được hỗ trợ, thầy đều kết nối với phụ huynh và dân bản cùng chung tay. “Vui nhất là việc bà con, thậm chí nhiều em nhỏ cũng đồng lòng giúp mình vận chuyển cả trăm tấn vật liệu đi bộ vài tiếng đồng hồ leo dốc. Đây là việc khó khăn nhất. Mình nghĩ, khi cùng tham gia, người dân sẽ thấy mình gắn bó hơn với công trình trường học, từ đó họ sẽ góp phần bảo vệ công trình”, thầy Vỹ nói.

“Nhìn thy đng nghip có ch , hc trò ê a hc bài trong phòng hc khang trang, đy đ dng c hc tp, ri đêm đến ánh đin sáng bng, mình thy không có gì vui hơn thế”, thy V tri lòng.

Thầy Vỹ bấm đốt ngón tay, thông qua sự kết nối của thầy và CLB, đến nay đã có khoảng 50 điểm trường lẻ với khoảng 100 phòng học của các trường học ở Nam Trà My đã xóa được tranh tre nứa lá. Các điểm trường này đều được xây dựng kiên cố, ít nhất là vách gỗ. Ngoài ra, còn có 4-5 khu nội trú cho học sinh và 20 căn nhà nhân ái cho người dân… Điều đáng mừng, ở một số điểm trường lẻ, cùng với xây dựng phòng học, thầy Vỹ và CLB đều xây khảo sát thêm nhà ở công vụ cho giáo viên với công trình phụ khép kín, trang bị ti vi và thiết bị điện năng lượng mặt trời.

Trao sinh kế cho ngưi nghèo

Không chỉ góp sức xây trường, để bà con yên tâm cho con em đi học, thầy Vỹ còn bàn với các thành viên trong CLB, kết nối hỗ trợ cho người dân theo cách trao sinh kế như cây trồng, vật nuôi. Dự án đầu tiên được CLB thực hiện là tặng 100 triệu đồng mua lợn giống cho 10 trường học tại Nam Trà My. Mỗi học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sẽ được tặng 1 con lợn giống. Số lợn giống này được thầy cô giáo và học sinh nuôi từ đầu năm học. Nhà trường sẽ mua lại lợn thịt để làm thực phẩm cho các bữa ăn bán trú. “Tính ra mỗi em được tặng lợn thu được tầm 4, 5 triệu đồng để phụ giúp thêm kinh tế cho gia đình”. Chưa hết, thầy còn đưa ra kế hoạch tặng con giống và cây trồng cho những hộ dân đặc biệt khó khăn của vùng núi cao Nam Trà My. Đến nay, sau 3 năm, thầy đã kết nối tặng 15.000 cây giống các loại như quế, mít, xoài… cho các hộ dân cải thiện sinh kế. Mới đây, thầy Vỹ lại kết nối hỗ trợ 10 em học sinh mồ côi Trường Tiểu học Kim Đồng, mỗi em được tặng 500 ngàn đồng/tháng. Số tiền này giúp gia đình các em thêm chi phí sinh hoạt hoặc đầu tư phát triển kinh tế ngắn ngày. “Tôi nghĩ sự tiếp sức dài hơi này sẽ giúp cho con đường học vấn của các em được trọn vẹn hơn”, thầy Vỹ nói.

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)