Lớp học nghề sửa chữa điện thoại di động miễn phí do Samsung Vina phối hợp với Trường CĐ Nghề TP.HCM tổ chức
Việc tích hợp hiệu quả công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong giảng dạy có thể thay đổi phương pháp sư phạm và nâng cao tính chủ động cho sinh viên (SV). Theo Chương trình 2030 của UNESCO, trong bối cảnh này, giáo viên (GV) phải có đủ năng lực để áp dụng ICT trong thực hành giảng dạy chuyên môn nhằm đảm bảo sự công bằng và chất lượng học tập. GV cũng cần có khả năng khai thác ICT để hướng dẫn người học trong việc phát triển các kỹ năng, kiến thức xã hội như tư duy phản biện, sáng tạo và giải quyết vấn đề phức tạp… Do đó, phải đào tạo, bồi dưỡng GV để phát triển các năng lực CNTT-TT cần thiết nhằm đảm bảo SV lĩnh hội được các kỹ năng liên quan, bao gồm năng lực về ứng dụng kỹ thuật số cho cuộc sống và công việc.
Khung năng lực ICT cho GV là công cụ để hướng dẫn việc đào tạo GV trước và tại chỗ về việc sử dụng CNTT trong hệ thống giáo dục. Đối tượng mục tiêu là GV hạt nhân đi đào tạo GV, cán bộ quản lý, nhân viên hỗ trợ giáo dục… UNESCO khẳng định, việc triển khai khung năng lực ICT đối với nhà giáo đòi hỏi sự quyết liệt từ Chính phủ, những người chịu trách nhiệm về giáo dục và phát triển chuyên môn của các GV, lãnh đạo khoa, ban giám hiệu…
Khung năng lực ICT đối với nhà giáo của UNESCO có 3 cấp độ, bao gồm: Thu nhận kiến thức; kiến thức sâu và sáng tạo kiến thức được đề ra nhằm thông báo cho các chuyên gia trong giáo dục, các nhà hoạch định chính sách, nhân viên hỗ trợ và các nhà cung cấp học liệu về vai trò của CNTT trong đổi mới, cải cách giáo dục. Đồng thời hỗ trợ các nước thành viên UNESCO trong phát triển các tiêu chuẩn quốc gia về năng lực ICT cho GV. Qua áp dụng tại nhiều nước cho thấy, khung năng lực ICT đối với nhà giáo đã được sử dụng để thiết lập các tiêu chuẩn của một số quốc gia, giúp tăng cường năng lực cho đội ngũ GV.
Theo UNESCO, từ năm 2008, nhiều chương trình đã được thực hiện ở nhiều khu vực trên thế giới và hiện nay có rất nhiều cách tiếp cận đối với nhà giáo và hoạt động tốt nhất khi được tương tác với cộng đồng rộng hơn.
Theo Vụ Nhà giáo (Tổng cục GDNN), GDNN Việt Nam với mục tiêu hội nhập khu vực ASEAN và quốc tế nên xem đây như một điểm tham chiếu để xây dựng khung năng lực cho đội ngũ nhà giáo, đặc biệt là nhà giáo GDNN để đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên số.
T.A
Bình luận (0)