Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nhà giáo hai lần được gặp Bác!

Tạp Chí Giáo Dục

“Tôi tng là mt cu bé khá nghch ngm nhưng vinh d đưc gp Bác H ti 2 ln, đưc nghe nhng li dn dò ân cn t Bác đã giúp tôi trưng thành hơn, sng có chí hưng và lý tưng. Vi tôi, đưc gp Bác là phn thưng cao quý nht”, nhà giáo Nguyn Quang Long, nguyn Hiu trưng Trưng THPT Trn Phú (Đà Nng) xúc đng k.

Vi thy Nguyn Quang Long, đưc gp Bác H là phn thưng cao quý nht

Tôi tìm gặp thầy Nguyễn Quang Long vào một ngày tháng 5. Trong ngôi nhà bên đường Trần Bạch Đằng (quận Sơn Trà), thầy hào sảng kể về những tháng năm tuổi trẻ hai lần vinh dự được gặp Bác Hồ. Đã 55 năm trôi qua kể từ lần thứ 2 được gặp Bác nhưng với thầy Long cảm xúc vẫn còn nguyên mới. Thầy Long kể, quê ở Quảng Trị, năm 1959, tròn 7 tuổi, cậu bé Nguyễn Quang Long cùng gia đình tập kết ra Bắc. Hồi ấy, bố Long làm việc ở Cục Thống kê, cơ quan làm việc nhờ trong khuôn viên Phủ Chủ tịch. Hồi đó niềm mơ ước được gặp Bác Hồ luôn thường trực trong mỗi đứa trẻ. Chính Long cũng không ngờ mình được gặp Bác thật. Đó là năm 1962, khi đang học lớp 4, giờ tan trường, Long vắt vẻo chơi trên cây bên bờ hồ Hữu Tiệp ở làng Ngọc Hà thì bất ngờ nghe tiếng kêu cứu. Vốn biết bơi từ lúc 5 tuổi và từng tập bơi trên dòng sông Bến Hải, Long liền nhảy xuống hồ cứu 3 em nhỏ là học sinh lớp 2 học cùng trường với Long. Dù chưa được kết nạp Đội nhưng với hành động dũng cảm đó, Nguyễn Quang Long có tên trong danh sách Cháu ngoan Bác Hồ và nằm trong đoàn thiếu nhi vào thăm Phủ Chủ tịch. “Lúc ấy tuổi nhỏ nên ấn tượng về Bác là sự ngưỡng mộ. Được gặp Bác thì tôi rất vui”. Sau lần gặp đó, Long tự hứa sẽ ngoan ngoãn hơn để được kết nạp đội viên. Chỉ trong 10 ngày, Long đã đáp ứng được điều kiện của cô giáo và được đứng vào hàng ngũ của Đội.

Lần thứ 2, thầy Long vinh dự được gặp Bác là vào ngày 15-5-1965, nhân dịp sinh nhật Đội Thiếu niên Tiền phong. Năm đó, lần đầu tiên Đội Thiếu niên Tiền phong phát động phong trào “Kế hoạch nhỏ”. Long được chọn vào Phủ Chủ tịch để xem triển lãm về thành tích của Đội. Thầy Long kể: “Đó là lần gặp bất ngờ, không được thông báo trước. Khi tôi và các bạn xem triển lãm thì thấy Bác đi vào. Sau giây phút bất ngờ, tất cả chạy ùa đến vây kín xung quanh Bác. Bác đứng cạnh tượng của anh Kim Đồng rồi hỏi han từng bạn nhỏ. Bác khen các cháu thiếu niên nhi đồng Việt Nam rất giỏi, rất dũng cảm rồi căn dặn: “Bác mong các cháu tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình để góp sức vào công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc… Quả thật, được gặp Bác, chúng tôi vui sướng lắm”.

Mỗi lần được gặp Bác là một lần cậu học trò Nguyễn Quang Long tự hứa sẽ nỗ lực hơn để xứng đáng với kỳ vọng của Người. Giọng thầy Long chùng lại khi nhắc đến lần gặp Bác cuối cùng. Người Hà Nội thức trắng đêm vì lo lắng cho bệnh tình của Bác. Cho đến trưa 3-9-1969, tin Bác từ trần được thông báo trên loa truyền thanh. Cả Hà Nội chết lặng. Ngày đó, thầy Long nằm trong đoàn đại diện thanh niên thủ đô vào viếng Bác. “Dòng người nối nhau từ phố Bạch Mai chạy qua phố Huế, phố Hàng Bài, vòng qua bờ hồ Hoàn Kiếm, Bến xe điện đến Quán Thánh rẽ sang Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu…, chờ đợi trong trật tự để đến lượt được vào viếng Bác…”, giọng thầy xúc động, đôi mắt đỏ hoe.

Nhà giáo Nguyễn Quang Long nói: “Chính Bác Hồ là người thầy dẫn đường cho tôi sống có lý tưởng và chí hướng”.

Bài, ảnh: Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)