Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nhà giáo… hiện đại

Tạp Chí Giáo Dục

Chưa bao giờ những bê bối của ngành giáo dục lại có tần số xuất hiện trên các mặt báo ngày một tăng như hiện nay. Trách nhiệm của giới truyền thông cũng như trách nhiệm của những người trong ngành mong muốn góp thêm tiếng nói, giữa bối cảnh ngành giáo dục mỗi năm mỗi đổi mi.

Tác gi đang hưng dn hc sinh làm bài trong gi hc môn toán

Vụ việc gian lận sửa điểm thi của các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La làm rúng động cả nước, khiến tôi cũng “rung rinh”, bắt tay vào viết các bài báo mổ xẻ tiêu cực thi cử. Và cứ thế tôi bày tỏ quan điểm của mình về những bất cập trong giáo dục qua trang báo, đề xuất ý kiến với lãnh đạo, nhưng cũng chỉ như ném hòn đá xuống mặt hồ. Có nhiều đồng nghiệp khen tôi bản lĩnh, còn tôi thì lại thấy mình… liều lĩnh. Có thầy còn cho tôi cái danh hiệu “nhà giáo, nhà báo”. Tôi xin đính chính “em vẫn chưa có thẻ nhà báo anh ơi!”. Có lẽ giáo viên hiện đại phải đảm nhận nhiều vai trò hơn trong quá trình dạy học, để bắt kịp xu thế đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế.

Xã hội ngày nay đang bị bủa vây bởi sự bùng nổ thông tin. Như cách nói của nhà thơ Inrasara: “Thế giới đã trở thành một làng, làng toàn cầu global village. Nhân loại bị nhồi nhét trong cái làng chật chội đó, nhận tiện ích từ nó và chịu những xoáy lốc của nó và trong nó, không thoát ra được”. Cuộc cách mạng số hóa đang phát triển với tốc độ chóng mặt, đã làm thay đổi nhiều mặt của đời sống xã hội, thay đổi hành vi và lối sống con người, trong đó mối tương quan thầy trò đang đặt ra nhiều trăn trở. Một vài thầy cô giáo hành xử thô bạo như trường hợp cô giáo bắt trò tát bạn 230 cái, nhưng lại run sợ khi nghe đọc quyết định khởi tố. Nhiều đồng nghiệp của tôi tỏ ý e ngại trong việc nhắc nhở, răn đe các vi phạm của học sinh. Ranh giới phân định giữa những va chạm của học sinh và giáo viên đâu là đúng, đâu là sai, có thể rơi vào tranh cãi, đôi co dẫn đến hình ảnh người thầy bị mai một.

Tôi có dịp làm việc với một số anh chị phóng viên báo đài khi về Trường THPT Nguyễn Du muốn đặt câu hỏi: “Thầy cô nghĩ sao khi học sinh đưa nhận định không tốt về thầy cô lên các trang mạng xã hội”. Internet, mạng xã hội không có lỗi. Tôi cho rằng thầy cô có thể sử dụng mạng xã hội theo hướng tích cực để tương tác với học sinh, với phụ huynh. Thông qua các nhóm chat, group Zalo, giáo viên có thể thông tin đến phụ huynh, học sinh cũng như tiếp nhận phản hồi để có hướng xử lý kịp thời. Ai cũng có thể mắc sai lầm. Điều quan trọng là thầy cô hãy yêu thương học sinh và tận tâm trong công việc. Học sinh sẽ dễ dàng cảm nhận tấm lòng người thầy dành cho các em và cũng sẵn sàng bỏ qua những lời nói, hành động của thầy cô trong lúc bực tức, nóng giận.

Cuộc cách mạng số hóa đang phát triển với tốc độ chóng mặt, đã làm thay đi nhiu mt ca đi sng xã hi, thay đổi hành vi và li sng con người, trong đó mối tương quan thầy trò đang đặt ra nhiều trăn trở.

Trước đây khi học sinh phát biểu ý kiến phản biện thì thầy cô thường cảm thấy khó chịu, cho là các em vô lễ, không tôn trọng thầy cô. Nhưng hiện nay giáo viên có còn sợ học sinh đánh giá mình hay không? Tôi biết có trường cuối năm học thực hiện phát phiếu khảo sát lấy ý kiến đánh giá giáo viên từ học sinh. Các em rất hào hứng khi lần đầu tiên được cho cái “quyền” đánh giá, nhận xét về người thầy của mình, về giáo viên chủ nhiệm mà các em vô cùng yêu quý. Các lời nhận xét, góp ý rất vô tư, trong đó có cả những ý kiến xác đáng mà người thầy rất cần quan tâm. Qua những phiếu khảo sát lấy ý kiến của học sinh như vậy, thầy cô hiểu học sinh hơn và có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm, với mong muốn chất lượng, hiệu quả giáo dục cao hơn. Nhưng sau khi thống kê, tổng hợp ý kiến, một số giáo viên nhận tỷ lệ “đồng ý” của học sinh thấp lại có biểu hiện rất bực bội, lên lớp không chịu dạy, dành cả tiết phê bình thế này, thế nọ, cho rằng việc này không khác gì con cái chỉ trích cha mẹ… Thế mới biết, nhiều giáo viên vẫn còn nặng nề, định kiến việc học sinh góp ý về mình.

Khi còn ngồi trên ghế giảng đường ĐH sư phạm, tôi được dạy rằng giáo viên vừa là thầy dạy, vừa là nhà giáo dục. Cái mà học sinh nhận được là kiến thức và thái độ. Học sinh có yêu thích môn học thì cũng vì mến mộ thầy cô. Khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” vẫn là kim chỉ nam cho giáo dục, giúp học sinh thấy được cái đúng, cái sai, từ đó mạnh dạn, dũng cảm nhận khuyết điểm về mình, sớm sửa chữa sai sót, đồng thời hình thành tư duy phản biện, khích lệ tinh thần “đấu tranh” chính đáng, hợp lẽ ở học sinh. Muốn như vậy thì đội ngũ thầy cô giáo – những con người mô phạm, “kỹ sư tâm hồn” cần là đầu tàu, nêu gương, hướng đến những điều đúng đắn, tốt đẹp.

Lâm Vũ Công Chính
(Giáo viên Trưng THPT Nguyn Du, TP.HCM)

Bình luận (0)