Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nhà giáo khoác áo lính

Tạp Chí Giáo Dục

T ngưi lính C H thi chng Pháp, ông không ngng hc tp đ tr thành thy giáo trên đt Bc. Theo tiếng gi ca quê nhà, ông li đi dy ch và làm ht ging đ cho ngành GD trong vùng đch. Ông là nhà giáo Hoàng Ngc Trân – nguyên cán b Văn phòng 2 B GD-ĐT ti TP.HCM. 

V chng nhà giáo Hoàng Ngc Trân – Trn Th Phưng

Khoác áo lính vào trưng sư phm

Mới đây, nhà giáo lão thành Hoàng Ngọc Trân đã tổ chức buổi họp mặt Đoàn K33 tại Hội nhà báo TP.HCM. Với cương vị Trưởng ban liên lạc của Đoàn GD đi B trong những năm đánh Mỹ, ông phải lên chương trình cụ thể và rà danh sách từng người để có một buổi họp mặt ấm cúng đầy nghĩa tình của một thời vào sinh ra tử. Bắt tay những người bạn chiến đấu cũ như nhà báo Đinh Phong (nguyên cán bộ Đài truyền hình TP.HCM), nhà giáo Trương Song Đức (nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM), nhà giáo Nguyễn Quốc Bảo (Bộ GD-ĐT), nhà giáo Hoàng Ngọc Trân như thấy mình trẻ ra như hồi mang ba lô hành quân 3 lần vượt Trường Sơn nửa thế kỷ trước.

Từ một đứa con của một gia đình cán bộ cách mạng lại sinh ra trên mảnh đất giàu truyền thống xã Phổ Văn (Đức Phổ, Quảng Ngãi), Hoàng Ngọc Trân sớm gia nhập quân ngũ. Năm 1954 lúc vừa tròn 20 tuổi đang là đảng viên trẻ của Trung đoàn bộ binh 96 Ngọc Trân được chọn lọc vào danh sách tập kết ra Bắc.

Đi làm cách mạng sớm dang dở chuyện học hành nên ra Bắc, cơ hội học bổ túc văn hóa lại đến với ông tại Trường Văn hóa quân đội ở Kiến An (Hải Phòng). Nhờ chăm chỉ và quyết phấn đấu sau 3 năm, Ngọc Trân trở thành SV của Trường ĐHSP Hà Nội 1 với tương lai là thầy giáo đang chờ phía trước. Bốn năm sau, ra trường với tấm bằng loại khá ông số ít SV giỏi được giữ lại trường làm giảng viên cho khoa Vật lý năm 1961. Đó cũng là năm ông kết duyên cùng với một cô giáo vốn là bạn học chung khoa Lý quê gốc Hà Nội. Nếu trước đây giảng đường ĐH là nơi hò hẹn thì nay bục giảng và giáo án đã trở thành sợi dây tơ hồng nối tình yêu 2 thầy cô trẻ. Hạnh phúc đôi lứa hòa vào dòng chảy của hạnh phúc nghề dạy học dù cuộc sống sớm tối thanh bần, đạm bạc. Nỗi mong chờ lớn nhất của đôi uyên ương trong tổ ấm hạnh phúc là 2 đứa con gái sinh đôi chào đời sau đó. Tuy vất vả nhưng niềm vui được làm cha làm mẹ đã chiến thắng tất cả. Nuôi con trong hoàn cảnh thiếu sữa, suy dinh dưỡng biết bao khó khăn cứ bủa vây từng ngày. Vậy mà Ngọc Trâm và Ngọc Phương vừa tròn một tuổi đã phải chia tay với ba để ba lên đường đi B nhận nhiệm vụ mới. Lo âu, bịn rịn, nhung nhớ. Biết bao cung bậc cảm xúc của đôi vợ chồng nhà giáo trước ngày chia tay chưa hẹn được ngày về. Thế nhưng ý chí “Tất cả vì miền Nam ruột thịt” đã trở thành sức mạnh của tiếng gọi thân yêu từ tiền tuyến vọng về. Từ đó ông lấy bí danh là Trần Phương Trâm ghép từ tên 2 cô con gái sinh đôi.

“Ht ging mùa sau” cho vùng gii phóng

Vi nhng cng hiến cho cuc chiến tranh và ngh dy hc, ông bà đã nhn đưc Huân chương kháng chiến hng Nht, Huân chương đc lp hng Ba, Huân chương Lao đng và nhiu giy khen khác.

Hòa vào đội ngũ Đoàn K33 hành quân qua dãy Trường Sơn hùng vĩ sau gần 1 năm trời trèo đèo lội suối, ông cùng đồng đội đã vào tận căn cứ TW cục ở Tây Ninh để chuẩn bị gieo những hạt giống đỏ đầu tiên cho sự nghiệp GD. Ban ngày xuống cơ sở mở trường mở lớp đào tạo GV cấp tốc, ban đêm nằm trong căn hầm dã chiến giữa rừng già biên giới Tây Nam thầy giáo “độc thân mà có vợ” lại nhớ quay quắt đất Thăng Long. Cũng có thời gian ông chuyển sang Cục Hậu cần nhưng nhiệm vụ gieo chữ trên đất giải phóng vẫn luôn là gánh nặng trên vai.

Trở về quá khứ trong hồi tưởng, nhà giáo Hoàng Ngọc Trân vẫn không quên từng “cột mốc” trong đời thầy giáo – chiến sĩ: “Năm 1974 tôi được lệnh ra Bắc sớm chuẩn bị cho sự kiện tiếp quản Sài Gòn. Bắt đầu từ đó một cuộc hành quân lại thách thức với đôi chân của người thầy giáo”. Sau một năm nhận chỉ thị mới ông lại theo chân đoàn bộ binh vào Nam cho kịp với “lộ trình” giải phóng hoàn toàn miền Nam như chiến dịch Hồ Chí Minh đã vạch sẵn. Không chỉ xây dựng mới từng đống tro tàn, các cán bộ của Bộ GD lúc bấy giờ còn phải thiết kế lại chương trình và nội dung dạy học phù hợp với cuộc sống mới đang dần hồi sinh. Với vai trò là Hiệu trưởng Trường cấp 3 Nguyễn An Ninh, Q.10 nhưng nhà giáo Trần Thị Phượng vẫn “vào vai” người vợ người mẹ đảm đang rất ngọt khi về nhà. Những đồng tiền ít ỏi từ chăn nuôi, làm thủ công, may gia công đã tiếp sức 3 người con vào ĐH, trong đó có cô con gái lớn Hoàng Ngọc Trâm theo nghiệp giáo của ba mẹ đang giảng dạy tại khoa Ngoại ngữ Trường ĐH SP TP.HCM. Sau khi trả lại ngôi nhà cấp tạm chật chội bên cạnh Trường THPT Lê Quý Đôn vợ chồng nhà giáo Trần Trâm Phương về sống trong căn nhà yên tĩnh trong con hẻm rộng trên đường Tô Hiến Thành, Q.10. Hai cháu nội và 3 cháu ngoại chính là niềm vui hỉ hả hàng ngày của hai ông bà khi tuổi đã về già mà không thể gì sánh được. Với những cống hiến cho cuộc chiến tranh và nghề dạy học, ông bà đã nhận được Huân chương kháng chiến hạng Nhất, Huân chương độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động và nhiều giấy khen khác.

Bài, nh: Hương Thy

Hãy đánh giá bài viết này!

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Xin lỗi vì bài viết này không hữu ích cho bạn

Giúp chúng tôi cải thiện

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Bình luận (0)