Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nhà giáo Nguyễn Hoa Mai Người nữ quản lý giỏi

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Nhà giáo Nguyễn Hoa MaiRa trường chị không về quê mà tình nguyện đi dạy những nơi xa xôi nhất ở các tỉnh phía Nam. 5 năm sau chị được tổ chức Sở Giáo dụccử đi học tiếp đại học và sau đó trở thành một cán bộ quản lý năng động sáng tạo có nhiều đóng góp cho ngành GD-ĐT TP.HCM về chỉ đạo chuyên môn bậc tiểu học, nhất là việc thực hiện những dự án bậc tiểu học trong xu thế đổi mới của ngành giáo dục. Chị là nhà giáo Nguyễn Hoa Mai – nguyên Trưởng phòng GD Tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM.

Tuổi cao không ngại học

Cô giáo Nguyễn Hoa Mai là thế hệ nhà giáo trước năm 1975 được đào tạo chuẩn mực, mô phạm. Sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm Sài Gòn, cô giáo trẻ quê ở Thạnh Phú, Bến Tre không ngại khó về dạy tận Phước Tuy, tỉnh Bà Rịa rồi sau đó ngược về Cần Thơ và cuối cùng “đỗ bến” ở Sài Gòn. Cũng như một số giáo viên tiến bộ khác vừa dạy học vừa hăng hái tham gia những hoạt động của giáo giới Sài Gòn. Sau đó chị được đưa vào tổ chức cách mạng hoạt động nội thành và là một thành viên tích cực của đơn vị T4 (Ban binh vận Trung ương Cục miền Nam). Đã đi hết các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam bộ và các quận huyện nghèo TP nên cô giáo Hoa Mai càng thấu hiểu được nỗi vất vả cơ cực của người dân lao động ở vùng nông thôn hẻo lánh. Tấm lòng của cô giáo trẻ luôn chia sẻ với các em học sinh nghèo, có hoàn cảnh éo le nhất là những mảnh đời tuổi thơ vì chiến tranh mà gia đình phải ly tán, thiếu cha mồ côi mẹ… Đã gần 40 năm đi qua nhưng cho đến tận bây giờ cô vẫn nhớ như in những món quà đơn sơ dù chỉ là một đòn bánh tét, trái dưa hấu hay một rổ khoai giản dị mộc mạc mà học sinh hồn nhiên mang đến nhà trọ tặn

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Nghỉ hưu từ ba năm nay nhưng bây giờ cô vẫn gắn bó với ngành giáo dục và đang làm việc tại một trường ngoài công lập trong hệ thống trường dân lập quốc tế Việt Úc. Cô đang phụ trách chương trình giảng dạy của Bộ GD-ĐT. 

g cô trong dịp lễ tết. Những năm đầu giải phóng lúc dạy ở quận 6, khi thì làm cán bộ quản lí chuyên môn ở Bình Thạnh, tuy nhiều khó khăn nhưng lại là thời gian cô Nguyễn Hoa Mai gắn bó với nghề nhất. Thời kỳ sau 1975 miền Nam mới giải phóng, nhiều phường xã mở các lớp BTVH để nhanh chóng xóa nạn mù chữ còn chiếm tỷ lệ lớn trong người dân. Các lớp học BTVH đông học viên mà giáo viên lại thiếu, thầy cô đã tình nguyện đăng ký dạy các lớp BTVH ban đêm. Mỗi tối cô lại cùng đồng nghiệp đạp xe đến các lớp BTVH ban đêm để dạy chữ bất kể gió mưa giông bão. Giai đoạn này đời sống giáo viên còn đang khó khăn ít ai nghĩ đến chuyện đi học, thế nhưng năm 1980 Hiệu trưởng Trường TH Cầu Sơn – Nguyễn Hoa Mai quyết định thi vào Trường Đại học Sư phạm TP theo đề cử của Phòng GD quận Bình Thạnh và Sở GD-ĐT. Biết là con đường phía trước lắm gian nan khi tuổi đời không còn nhiều, lại còn lo cả chuyện gia đình nhưng cô vẫn quyết tâm vì đây là cơ hội tốt nhất giúp cô nâng cao trình độ và năng lực sư phạm cho bản thân để cống hiến tốt hơn cho sự nghiệp giáo dục của thành phố.

Vinh dự và trách nhiệm

Có người đến với nghề dạy học là do sự lựa chọn nhưng cũng có người là cơ duyên, hầu như số phận đã sắp đặt sẵn. Nhà giáo Hoa Mai kể: “Ba mẹ tôi đông con, ba tôi lại tham gia hoạt động cách mạng nội thành nên cuộc sống gia đình rất khó khăn vất vả. Là chị gái lớn của 8 đứa em trong nhà, tôi nghĩ mình phải làm gì để giúp ba mẹ. Thế là vừa đi học tôi vừa đi dạy kèm để kiếm sống”. Lớp học nhỏ hơn mười em trong xóm nghèo tản cư mỗi ngày cứ nhen nhóm thêm ngọn lửa yêu nghề trong trái tim chị.

 Tốt nghiệp Đại học Sư phạm, cô Hoa Mai được điều động về Phòng THCS (sau này tách ra Phòng GD tiểu học) thuộc Sở GD-ĐT TP. Đã quen giảng dạy nên thời gian đầu cô còn bỡ ngỡ với công việc của một chuyên viên phụ trách bộ môn tiếng Việt. Bù lại cô tích cực xuống các trường dự giờ thăm lớp để nắm tình hình giảng dạy tại các cơ sở để có sáng kiến tổ chức các chuyên đề hội thảo cho cụm chuyên môn, các khối lớp. Nhờ những kinh nghiệm qua mười năm đứng lớp và học hỏi từ đồng nghiệp mà năm học nào đơn vị cô cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sau hai năm giữ chức Phó phòng GD tiểu học, năm 1995 cô được cấp trên đề bạt tiếp lên Trưởng phòng GD tiểu học. Giai đoạn này GD tiểu học cũng là một cấp học được Bộ thực hiện một số dự án nhằm đổi mới ngành học như: Xây dựng môi trường học thân thiện với trẻ, Giáo dục an toàn giao thông trong trường TH, Dự án phát triển GD tiểu học, Mô hình dạy học hai buổi/ ngày, Phổ cập tiểu học … TP.HCM lại là một trong những tỉnh thành được chọn làm đơn vị thí điểm cho cả nước. Thế rồi những trăn trở khó khăn ban đầu cũng qua đi, các dự án đề ra đều được thực hiện rất tốt. Từ những thành tích mà toàn cấp học đạt được trong quá trình thực hiện một số dự án trọng điểm, TP.HCM đã được Bộ GD-ĐT đánh giá cao về chất lượng GD tiểu học và trở thành đơn vị điển hình trong cả nước về những đóng góp đổi mới cho bậc học nền tảng. Từ trải nghiệm thực tế, cô Nguyễn Hoa Mai đã bắt tay vào thực hiện nhiều công trình nghiên cứu khoa học, tiêu biểu nhất là công trình “Xây dựng bộ chuẩn đánh giá học sinh” và “Nâng cao năng lực giáo viên dạy tốt môn toán, tiếng Việt và tự nhiên và xã hội”. Hai công trình này đều được Sở GD-ĐT và Sở Khoa học Công nghệ đánh giá cao. Thế nhưng dấu ấn in đậm nhất trong thời gian này là vào năm 2004 với tư cách trưởng đoàn cô đã đưa đoàn học sinh giỏi đi thi toán quốc tế tại Ấn Độ. Lần đó đoàn học sinh TP.HCM vinh dự đoạt cúp toàn đoàn và giành chiến thắng vẻ vang với 12 huy chương vàng. Theo cô có được thành tích đó ngoài tài năng của học sinh còn có công sức đầu tư của thầy cô giáo và đội ngũ cán bộ quản lý ngành giáo dục khi có một hướng đi đúng đắn về chiến lược đào tạo nhân tài.

 Trong thời gian công tác cô đã được tặng thưởng huy chương Vì sự nghiệp giáo dục, huy chương Vì sự nghiệp trẻ thơ, nhiều Bằng khen của Bộ GD-ĐT, Bằng khen của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, và đặc biệt cô được tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của Thủ tướng Chính phủ vào năm 2004. Đánh giá về tiêu chuẩn một giáo viên tiểu học, nhà giáo Nguyễn Hoa Mai khẳng định: “Giáo viên tiểu học ngoài phẩm chất đạo đức, kiến thức bộ môn cần phải có năng lực sư phạm chuyên biệt như kỹ năng rèn chữ viết, kỹ năng giao tiếp với mọi người đặc biệt với trẻ, kỹ năng xã hội, kỹ năng tổ chức quản lí và nắm vững phương pháp giáo dục theo từng khối lớp, tuy nhiên trước hết phải có lòng yêu nghề mến trẻ”. Qua chuyện trò với cô, tôi hiểu được rằng mong ước của cựu trưởng phòng GD tiểu học là làm sao các trường tiểu học đều rộng rãi có đủ sân chơi, bãi tập và ngày càng có nhiều trường đạt chuẩn để các em học sinh tiểu học hưởng thụ được môi trường giáo dục thân thiện, có chất lượng cao.

Hương Thủy

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)