Y tế - Văn hóaThư giãn

Nhà giáo nói về… nhà báo

Tạp Chí Giáo Dục

Trong suy nghĩ ca các nhà giáo, vai trò ngưi làm báo viết mng giáo dc như thế nào? Chúng ta hãy nghe chia s ca h v vn đ này.

Thy Hunh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM): Phóng viên giáo dc là cánh tay ni dài ca ngành

Trong thời gian qua, báo chí đã giúp tuyên truyền, cổ vũ các chính sách của giáo dục. Đưa những hoạt động mới lạ có tính giáo dục cao vào từng nhà trường. Đồng thời, báo chí cũng phản ánh một cách khách quan các vấn đề chưa hay, chưa đúng trong nhà trường. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn ở một góc độ tích cực thì các vấn đề tiêu cực lại là vấn đề tốt cho các nhà làm quản lý, thông qua những vụ bạo lực học đường, quấy rối tình dục học sinh, cây đổ, trộm cắp, phòng thí nghiệm cháy, ngộ độc thực phẩm…, là bài học thực tế để nhà trường chủ động rà soát lại các tồn tại trong đơn vị mình, thực hiện một cách chỉn chu, không đợi “mất bò mới lo làm chuồng”.

Nhiều bài viết như nói hộ tiếng nói của người giáo viên, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của người giáo viên trong nghề. Bên cạnh đó, nhiều bài viết lại như góc nhìn của một chuyên gia, giúp nhà trường “vỡ”, “mở” ra những vấn đề mới, cách làm mới để mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất. Trên tất cả, ở mỗi bài viết đều là để mỗi người thầy, người làm công tác quản lý tự soi rọi lại bản thân nhằm làm tốt hơn nữa công việc của mình, nâng cao chuyên môn giáo dục. Phải khẳng định, phóng viên viết mảng giáo dục chính là cánh tay nối dài của ngành để xây dựng, lan tỏa nét đẹp của ngành đến xã hội.

Cô Vũ Th Ngc Dung (Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM): Giúp nhà trưng, giáo viên tháo g nhiu khó khăn

Chúng tôi – những người làm công tác giáo dục, thường coi những bài báo viết về giáo dục như một cách để tự soi lại mình, soi lại nghề của mình và cách nhà trường hoạt động. Làm sao mang đến những điều tốt đẹp nhất cho học trò của mình trong cả chuyên môn và những hoạt động giáo dục. Ngay cả với những bài viết tiêu cực cũng ít nhiều có hiệu quả trong sự phát triển của nhà trường, của đội ngũ giáo viên. Những bài viết đó giống như những hồi chuông để mỗi giáo viên, nhà trường không chủ quan trong công tác giáo dục học sinh. Từ những nguồn dư luận giúp nhà trường rút ra các kinh nghiệm hữu ích. Một mặt mạnh nữa của báo chí đối với giáo dục đó là cập nhật thông tin nhanh chóng, liên tục. Nhiều bài viết mang tính “gỡ khó” cho nhà trường, cho giáo viên, đặc biệt là trước những thông tư, quyết định mới, tìm được “tiếng nói chung” với phụ huynh.

Mặc dù vậy, để tạo hiệu ứng và mang tính giáo dục tốt hơn nữa, khi viết về giáo dục, người làm báo cần trang bị những hiểu biết nhất định về giáo dục gắn với truyền thống “tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam. Khi viết về các hiện tượng, sự việc, đặc biệt là các sự việc mang tính cá thể cần nhìn từ nhiều phía, viết một cách khách quan, công tâm. Các bài viết về tấm gương đẹp, lan tỏa nên nhân rộng; các bài viết tiêu cực nên viết đúng, viết đủ, không khai thác quá sâu để tránh tác động tiêu cực đến toàn xã hội.

Cô Nguyn Th Thanh Huyn (Giáo viên Trường TH Bình Trị 2, Q.Bình Tân, TP.HCM): Ngun đng viên đ giáo viên phn đu

So với các nghề khác, giáo dục là một nghề rất đặc biệt, có tác động lớn đến xã hội. Từ những điều hay, điều chưa hay, từ những thành quả cho đến cả những tiêu cực.

Khi đọc báo về một tấm gương giáo viên giỏi, sáng tạo sẽ giúp những giáo viên khác học tập được các phương pháp hay, cách làm sáng tạo để mang những điều tốt nhất đến với học sinh, để thay đổi chính bản thân mình, yêu và tự hào hơn nghề của mình. Và chính những bài viết ghi nhận đó lại trở thành niềm tự hào, động viên lớn đối với đội ngũ giáo viên, lan tỏa đến xã hội những mặt sáng của nghề. Cách viết báo tích cực giúp tác động tích cực đến giáo viên, và như thế chính là tác động tích cực đến hiệu quả giáo dục. Một cách cụ thể hơn, mỗi giáo viên học được nhiều điều sau một bài báo khi người làm báo đi sâu và thấu hiểu được công việc của người giáo viên. Cách viết báo chân thành, tích cực mang lại hiệu quả lớn, là động lực và là món quà để mỗi giáo viên tiếp tục yêu nghề, yêu trẻ, cố gắng hơn nữa với công việc.

Ngoài việc đáp ứng chuyên môn, báo chí đến với giáo dục tìm hiểu về các quy chế, chủ trương, dự thảo cũng là một cách góp phần cùng giáo viên lên tiếng, gỡ các khó khăn, vướng mắc để cùng thay đổi ngành.

Cô Võ Th Như Nhi (Giáo viên Trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TP.HCM): Thn trng trong cách hành văn

Những bài viết về giáo dục liên quan trực tiếp đến nghề nghiệp của tôi nên rất hữu ích, giúp tôi và đồng nghiệp cập nhật nhanh chóng, kịp thời các thông tin giáo dục, từ đó nâng cao chuyên môn giảng dạy của bản thân. Phụ huynh khi nắm được những thông tin về giáo dục trên phương tiện truyền thông thì cũng hiểu hơn và đồng hành với giáo viên, nhà trường trong việc giáo dục trẻ.

Nếu những bài báo mang tính tích cực có tác động lớn đến nghề nghiệp, như một liều thuốc bổ đối với người giáo viên thì ngược lại, những bài viết khai thác chủ quan, một chiều, phiến diện, quy chụp một sự việc thành cả hiện tượng lại khiến những người làm giáo dục rất buồn lòng, thậm chí là tổn thương, hoài nghi về nghề của mình. Người viết báo mảng giáo dục cần phải đặt mình nhiều hơn vào vị trí của người giáo viên để có cái nhìn chính xác hơn. Đối với các vấn đề tiêu cực không nên nóng vội giật tít câu view mà cần bình tĩnh soi xét, nhìn ở nhiều phương diện từ nhà trường, gia đình, xã hội, cân nhắc và thận trọng trong lối viết, lối hành văn. Đồng thời, phóng viên nên viết nhiều về những tấm gương giáo viên sáng tạo, yêu nghề, có cống hiến đối với nghề để tạo hiệu ứng tích cực, tạo động lực cho giáo viên trẻ phấn đấu, giúp thế hệ học sinh thêm tin yêu hơn nghề giáo. Đặc biệt, có thêm nhiều hơn nữa những bài viết lắng nghe tiếng nói của giáo viên.

 

Bình luận (0)