Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nhà giáo say mê viết báo

Tạp Chí Giáo Dục

“Tôi vốn thích đọc báo rồi dần trở nên mê viết báo. Mọi thứ ban đầu đều rất khó khăn, tôi đi từng bước thật chậm, nắn nót từng từ ngữ và chờ đợi bài của mình lên mặt báo thật là lâu… Tất cả những thứ đó không làm tôi nản lòng. Đổi lại, mỗi lần nhận được tờ báo biếu có bài viết của mình, hạnh phúc lại dâng trào và thôi thúc tôi tiếp tục”, cô Nguyễn Thị Thu Thủy – giáo viên Trường THPT Ngũ Hành Sơn ( Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng) bộc bạch.


Vi cô giáo Nguyn Th Thu Thy, viết báo là đ tha mãn nim đam mê viết ca mình

1.Vài năm trở lại đây, bút danh của cô giáo Nguyễn Thị Thu Thủy đều đặn xuất hiện trên các mặt báo ở TP.Đà Nẵng. Xuất phát điểm từ cây viết nghiệp dư nhưng những đề tài được đề cập luôn giàu tính nhân văn, mang vẻ đẹp sinh động của cuộc sống. Tự nhận mình “dan díu” với báo chí như cái nghiệp vận vào thân, trải qua đầy đủ cung bậc cảm xúc để rồi vẫn quyết gắn bó, song hành cùng nghề giáo như một tình yêu không thể dứt rời. Cô Thủy kể: “Tôi là giáo viên dạy văn nên thường xuyên đọc. Ngoài đọc sách thì tôi rất thích đọc báo. Trước đây tôi thường tìm đọc báo giấy ở thư viện trường và đặt báo để bưu điện giao hàng ngày. Sau này, tiện lợi hơn tôi thường đọc báo mới trên mạng… Lâu dần việc đọc báo trở thành thói quen, hôm nào chưa kịp đọc vào đầu giờ sáng vì bận lên lớp là tranh thủ giờ giải lao tôi đọc… bù. Đọc rồi lại nảy ra nhu cầu “thèm” viết. Cũng trăn trở, suy tư, chọn lọc từ ngữ, đề tài rồi đặt bút viết. Mỗi bài viết xong tôi đọc lại thật kỹ đến lúc vừa ý thì lại gửi đi. Ban đầu thời gian đăng có lâu và thưa nhưng cứ bền lòng viết và gửi theo các trang mục của báo, đáp ứng cách viết gọn gàng và đề tài mà báo yêu cầu nên bài viết của tôi xuất hiện ngày càng dày hơn. Được đăng bài trên báo là niềm vui và động lực để tôi tiếp tục quan sát, tìm tư liệu viết tiếp”.

2.Cô Thủy vẫn nhớ như in kỷ niệm lần đầu tiên bài báo của mình được đăng với cảm xúc rưng rưng khó tả. Đó là bài báo được đăng trên Tạp chí Văn học và tuổi trẻ số tháng 4 năm 2010. “Đây là một bài viết thuộc về chuyên môn: “Thao tác so sánh liên hệ trong bài văn nghị luận”. Tôi vẫn còn nhớ, khi nhận được báo biếu và nhuận bút, trong tôi vỡ òa bao cảm xúc. Vui sướng, hạnh phúc lắm vì tạp chí này của NXB Giáo dục ra mỗi tháng duy nhất một tập. Bài vở vì thế rất khó được đăng nhưng bài của mình vẫn được lựa chọn. Dù nhuận bút lúc ấy không đủ để khao chè đồng nghiệp nhưng đây là cơ duyên đầu tiên khiến tôi sung sướng vô cùng”, cô Thủy nhớ lại.


Cũng như vic viết báo, sut 31 năm qua cô giáo Thy cháy hết mình trên bc ging

Cô Thy bo, ngh giáo và ngh báo đu ging nhau  “cái tâm” yêu ngh, yêu công vic, tn hiến cho ngh. Mi ngh nghip mun thành công đu phi gn bó tht s vi nó, luôn đt lương tâm ngh lên trên hết, có ý thc trách nhim cao trong mi công vic đưc giao.

Cô Thủy bảo, nghề giáo và nghề báo đều giống nhau ở “cái tâm” yêu nghề, yêu công việc, tận hiến cho nghề. Mỗi nghề nghiệp muốn thành công đều phải gắn bó thật sự với nó, luôn đặt lương tâm nghề lên trên hết, có ý thức trách nhiệm cao trong mỗi công việc được giao. Có khác chăng giữa nhà giáo và nhà báo là ở đối tượng hướng tới. Nghề giáo chăm lo về mặt tinh thần cho đối tượng học sinh, kết hợp trang bị kiến thức và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, kỹ năng cho các em qua mỗi bài học. Còn nghề báo, đối tượng hướng tới là toàn thể bạn đọc ở đủ mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh. Vì vậy, người làm báo cần cẩn trọng từng ý, từng lời, luôn trau dồi ngòi bút để tạo sức thu hút và đặc biệt phải trung thực và khách quan khi nhìn nhận mọi vấn đề.

3.Tròn 12 năm kể từ bài báo đầu tiên được đăng, đến nay cô giáo Thủy đã có hàng chục bài báo với văn phong nhẹ nhàng mà khác biệt. Mảng đề tài cô thường hướng tới là giới thiệu những cuốn sách hay, những trang văn đẹp qua những bài tiểu luận nhỏ để lan tỏa tình yêu đối với sách và văn chương nghệ thuật; mặt khác cô cũng muốn giới thiệu cho bạn đọc làm quen với những cây bút của địa phương Quảng Nam, Đà Nẵng. Thi thoảng giữa những ngày xốn xang sau giờ đứng lớp, cô Thủy lại viết tản văn, nội dung hàm chứa những quan sát và rung động của bản thân về cái đẹp của cuộc sống hàng ngày sau những bận rộn, đua chen. Đó còn là những trang viết có sự gắn kết của hiện tại và quá khứ, nhắn nhủ mọi người, nhất là thế hệ học trò biết trân quý hơn những điều giản dị xung quanh mình.


Cô giáo Thy và các hc trò ca mình

Trải qua 31 năm miệt mài dạy chữ trên bục giảng và 12 năm gắn bó với nghiệp viết, cô Thủy nói, nếu được chọn lựa, cô vẫn chọn nghề báo song song với nghề giáo: “Nghề giáo là công việc tôi yêu thích và gắn bó thủy chung hơn 31 năm nay. Nơi ấy, tôi đã cháy hết mình cho từng lời giảng; nơi ấy có bao lớp học trò yêu thương đong đầy, giờ đây đã trưởng thành và tỏa bay khắp các nẻo đường đời; nơi đó tôi còn có mái trường và đồng nghiệp luôn sát cánh, cùng sẻ chia mọi gian nan. Và nghề giáo cũng là cơ duyên của tôi, khi chồng và con gái tôi cũng “đồng chiến tuyến”. Còn nghề báo, tuy cơ duyên muộn màng nhưng là nghiệp để tôi tiếp tục theo đuổi cho đến sau khi rời bục giảng, nghỉ hưu. Với nghề báo, tôi gắn bó bởi nó thỏa mãn niềm say mê viết; đem lại cho tôi nhiều thú vị để thấy mình sống ý nghĩa hơn, và luôn mong muốn lan tỏa năng lượng tích cực trên từng trang viết”, cô Thủy trải lòng.

Thiên Phúc

 

Bình luận (0)