Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nhà giáo thời 4.0 cần tiên phong trong chuyển đổi số

Tạp Chí Giáo Dục

Không ch cn đy đ các phm cht, kiến thc, k năng ngh như đã tng có, nhà giáo thi đi cách mng công nghip 4.0 và hi nhp quc tế còn cn tiên phong trong chuyn đi s, giáo dc s, xã hi s; làm ch đưc công ngh, phương tin dy hc hin đi.


B trưng B GD-ĐT Nguyn Kim Sơn

Đây là một trong những điều được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh khi nói về vai trò của nhà giáo trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo của nước nhà.

Lc lưng nhà giáo đã có nhng đóng góp quan trng

Theo Bộ trưởng, cả nước hiện có trên 1,6 triệu nhà giáo đang làm việc trong cả hai khối công lập và ngoài công lập, từ mầm non tới ĐH, từ phổ thông đến hệ thống dạy nghề. Có hơn 900.000 nhà giáo nghỉ hưu vẫn có nhiều đóng góp ở các góc độ khác nhau cho giáo dục. Có gần 115.000 giáo sinh đang học tập trong các trường ĐH và CĐ sư phạm trên cả nước, là nguồn dự bị bổ sung quan trọng cho đội ngũ nhà giáo trong tương lai.

Trong đội ngũ nhà giáo, có hơn 24.000 người có học vị tiến sĩ, hơn 43.000 phó giáo sư và 550 giáo sư. Cả nước có 82 nhà giáo được phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân và gần 1.700 nhà giáo được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú. Đội ngũ nhà giáo hiện đang đảm nhiệm việc dạy học cho trên 23 triệu học sinh học tập tại tất cả các chương trình, các bậc học và các loại hình giáo dục. Là bộ phận lớn của tầng lớp tri thức, cán bộ khoa học, các nhà giáo công tác trong các trường ĐH hiện đang có đóng góp quan trọng trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Trên 70% số phát minh sáng chế, giải pháp hữu ích, công bố khoa học quốc tế được thực hiện bởi các nhà giáo, các nhà khoa học. Đội ngũ đông đảo các nhà giáo đang tích cực tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội, là lực lượng có chuyên môn, trách nhiệm trong các hoạt động của đất nước.


Ging viên Trưng ĐH Văn Hiếng dng công ngh thông tin trong mt gi dy

Bộ trưởng cho hay, đất nước sau hơn 30 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng, trong đó, có sự đóng góp của ngành giáo dục và các nhà giáo. Lực lượng nhà giáo hiện nay luôn giữ gìn và phát huy phẩm chất của mình, đó là tinh thần không ngừng sáng tạo, tiên phong trong việc phát triển tri thức, đổi mới sáng tạo, vững vàng về tư tưởng, mẫu mực về đạo đức, nhân cách, đi đầu trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội và hết lòng vì học sinh.

Tiên phong chuyn đi s, làm ch phương tin dy hc

Bộ trưởng nhận định, nước ta đang bước vào một giai đoạn phát triển mới; giáo dục – đào tạo vinh dự được Đảng và Nhà nước coi là quốc sách hàng đầu, là động lực và nền tảng để phát triển. Giáo dục – đào tạo với vai trò cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, vinh dự được xác định là một trong 3 đột phá chiến lược để mở đường, tạo điều kiện cho sự phát triển. Để thực hiện sứ mệnh và trọng trách vinh quang đó, ngành giáo dục đang ra sức đổi mới căn bản, toàn diện, nói cách khác là đang thực hiện một cuộc cải cách lớn. Cuộc cải cách này nhằm thay đổi từ nền giáo dục nặng về trang bị kiến thức sang phát triển năng lực, nhân cách, đạo đức, kỹ năng sống và kỹ năng nghề nghiệp… nhằm tạo dựng một thế hệ người Việt Nam mới vừa giữ được bản sắc dân tộc vừa hội nhập quốc tế, những công dân toàn cầu tốt, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển của đất nước.

“Đây là vinh dự lớn nhưng cũng là thách thức chưa từng có đối với ngành giáo dục và với lực lượng nhà giáo. Muốn đổi mới được giáo dục, cần đổi mới từ tư duy, cơ chế chính sách, quản trị hệ thống, cơ sở hạ tầng… Giờ đây, nhà giáo không chỉ cần đầy đủ các phẩm chất, kiến thức và kỹ năng nghề, mà ở thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế, còn cần tiên phong trong chuyển đổi số, giáo dục số, xã hội số; làm chủ được công nghệ và phương tiện dạy học hiện đại; thành thạo các phương pháp khoa học kiểm tra đánh giá hiện đại” – Bộ trưởng nói.

Người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng, thế giới biến đổi từng giây từng phút, lượng tri thức nhân loại bùng nổ; mô hình bậc thầy uyên bác biết tất, biết mười dạy một không còn phù hợp. Thay vào đó, nhà giáo phải nắm kiến thức cơ bản, giỏi phương pháp để định hướng, dẫn dắt học trò tự tìm kiếm, phát triển tri thức, tự trang bị và tích lũy kiến thức không giới hạn. Không những thế, trách nhiệm giải trình, tương tác đa chiều với học trò, phụ huynh và xã hội cũng đặt ra cho nhà giáo những kỹ năng về phương diện ứng xử văn hóa – xã hội cao hơn, phức tạp hơn. Trong đòi hỏi của tình hình và nhiệm vụ mới, việc tự đổi mới của nhà giáo có ý nghĩa quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục.

“Sự nghiệp đổi mới giáo dục đang triển khai này nhất định thành công và chỉ được phép thành công. Vì sự thành bại của giáo dục không chỉ là việc riêng của ngành mà can hệ với sự thành bại của quốc gia. Nhận thức sâu sắc điều đó, toàn ngành giáo dục, hơn một triệu nhà giáo trên cả nước đang hăng hái, dấn thân, đảm trách sứ mệnh đổi mới” – Bộ trưởng cho biết.

Phát trin đi ngũ nhà giáo là vic sng còn ca ngành

Bộ trưởng nhìn nhận, chỗ này chỗ khác, ngôi trường này ngôi trường khác, thầy cô này thầy cô khác cũng có lúc khiến xã hội chưa hài lòng, phụ huynh bức xúc, danh dự nhà giáo có lúc bị tổn thương và sứt mẻ. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng đó là bộ phận, là số nhỏ; phần lớn và tổng thể nhà giáo vẫn đang tiếp nối, phát huy truyền thống tốt đẹp, lấy giá trị bền vững tốt đẹp của nghề làm cái bất biến thiêng liêng để ứng phó với muôn vàn biến động, thử thách. Tuyệt đại bộ phận nhà giáo vẫn miệt mài học tập, đổi mới sáng tạo, tự vươn lên để đủ sức dạy bảo, dẫn dắt những lớp học trò thời đại mới rất thông minh, giỏi giang nhưng cũng rất nhiều khác biệt.

Theo Bộ trưởng, Bộ GD-ĐT coi lực lượng nhà giáo là yếu tố quan trọng nhất, nền tảng nhất, cốt lõi nhất quyết định chất lượng giáo dục. Bộ GD-ĐT cũng coi phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, tốt về chất lượng là việc sống còn của ngành. Với nhận thức đó, trong chiến lược phát triển của ngành từ nay tới 2030, phát triển đội ngũ nhà giáo là phần quan trọng. Bộ GD-ĐT đã và đang rà soát các chế độ chính sách, các quy định có liên quan tới nhà giáo nhằm phát huy sức sáng tạo, tạo thêm điều kiện để nhà giáo phát triển, gắn bó với nghề. Luật Nhà giáo đang được định hình và thiết kế là một bước quan trọng để hiện thực hóa chủ trương phát triển đội ngũ nhà giáo của ngành. Bộ GD-ĐT cũng đang phối hợp với các bộ ngành địa phương từng bước cải thiện điều kiện làm việc cho nhà giáo, xây dựng môi trường văn hóa học đường, môi trường sư phạm lành mạnh, dân chủ để nhà giáo thực sự thấy hạnh phúc ở nơi làm việc của mình.

Vit Ngân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)