Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Nhà giáo tiêu biểu sở hữu nhiều bài báo quốc tế

Tạp Chí Giáo Dục

Điu đáng chú ý là bên cnh thành tích ging dy và hot đng vì cng đng, nhiu nhà giáo tiêu biu đưc tuyên dương năm nay s hu hàng lot bài báo quc tế, có nhng công trình nghiên cu khoa hc đưc ghi nhn.

TS.Trần Ái Cầm (Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, nhà giáo tiêu biểu) phát biểu tại một hội thảo được tổ chức tại trường

Bộ GD-ĐT vừa công bố danh sách các nhà giáo tiêu biểu được tuyên dương năm 2024; lễ tuyên dương nhân sự kiện cả nước chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982/ 20-11-2024), diễn ra vào 17-11.

S hu nhiu công b quc tế

Theo công bố của Bộ GD-ĐT, ở khối ĐH – CĐ năm nay, cả nước có tổng cộng 101 nhà giáo tiêu biểu. Trong đó, khối trực thuộc Bộ GD-ĐT có 33 nhà giáo tiêu biểu; ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM mỗi đơn vị có 4 nhà giáo; khối các trường thuộc bộ, ngành có 39 nhà giáo; khối các trường tư thục và trực thuộc tỉnh có 21 nhà giáo. Còn khối sở GD-ĐT có 144 nhà giáo tiêu biểu. Trong đó, bậc giáo dục mầm non có 25 nhà giáo; bậc giáo dục tiểu học có 40 nhà giáo; bậc THCS có 27 nhà giáo và bậc THPT có 52 nhà giáo.

Đáng chú ý, trong những nhà giáo đạt danh hiệu nhà giáo tiêu biểu ở khối ĐH, CĐ năm nay, nhiều thầy cô sở hữu hàng loạt bài báo quốc tế. Bên cạnh đó là các bằng sáng chế, công trình nghiên cứu khoa học được ghi nhận. Điển hình như PGS.TS Nguyễn Thị Hiền Lan (Trưởng khoa Hóa học, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên) đã công bố được 46 bài báo trong đó, 22 bài quốc tế thuộc danh mục SCIE và 24 bài trên các tạp chí chuyên ngành trong nước; có 2 sáng kiến có hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng cấp bộ (năm 2023) và 25 sáng kiến cấp cơ sở. Năm 2021, bà đã chủ trì và nghiệm thu 1 đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở và đã được chuyển giao cho Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hoàng Ninh Pharma để đưa vào sản xuất diện rộng sản phẩm nước súc miệng chứa chlorhexidine 0,12% từ nguồn thảo dược thiên nhiên, hỗ trợ hữu hiệu trong phòng chống đại dịch Covid-19 lẫn các bệnh về răng miệng, hiện nay đang được lưu hành trên các nhà thuốc trong toàn quốc. Bà được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú năm 2021.

Tác giả của 60 bài báo quốc tế (trong đó 32 bài thuộc nhóm Q1, Q2; 28 bài thuộc nhóm Q3, Q4) và 23 bài báo trong nước là PGS.TS Nguyễn Thị Ái Nhung (Trưởng bộ môn Hóa lý, Trường ĐH Khoa học – ĐH Huế). Đặc biệt, bà Nhung còn có đóng góp kết quả nghiên cứu quan trọng về ức chế SARS-CoV-2 vào chủ đề Covid-19 bằng các công trình ở những tạp chí uy tín như ACS Omega (thuộc Hiệp hội Khoa học Mỹ), RSC Advances (thuộc Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Anh), Tạp chí Chemistry Select (thuộc tổ chức của các hiệp hội hóa học lục địa châu Âu) năm 2020-2022. Bà là một trong 3 nhà khoa học nữ trên toàn quốc đạt giải thưởng thuộc Chương trình L’Oreal – UNESCO vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học cấp quốc gia năm 2023.

Tại TP.HCM, được tuyên dương “nhà giáo tiêu biểu” năm nay có nhiều nhà giáo, cán bộ quản lý thuộc các trường ĐH ngoài công lập. TS. Trần Ái Cầm (Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành) với 10 bài báo được công bố; tham gia báo cáo tại 3 hội nghị khoa học quốc gia và quốc tế; được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2022. TS. Cầm với vai trò hiệu trưởng đã điều hành nhà trường phối hợp với các trường ĐH thuộc Hội đồng hiệu trưởng khối ngành khoa học sự sống và môi trường cùng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc gia về “Tác động của thương mại điện tử đối với môi trường” năm 2024. Đây là một sự kiện cấp thiết, không chỉ giúp giải quyết những vấn đề môi trường đang hiện hữu mà còn mở ra hướng đi mới cho sự phát triển bền vững.

PGS.TS Lê Thị Kim Oanh (Khoa Môi trường, Trường ĐH Văn Lang) sở hữu 18 bài báo quốc tế; có nhiều công trình nghiên cứu hướng đến môi trường được ứng dụng vào thực tiễn

PGS.TS Lê Thị Kim Oanh (Khoa Môi trường, Trường ĐH Văn Lang) đến nay công bố 17 bài báo trong nước và 18 bài báo quốc tế; chủ nhiệm 4 đề tài/dự án quốc tế, tham gia 19 đề tài/dự án cấp quốc tế; chủ trì biên soạn 1 sách chuyên khảo (quốc tế). Bà còn chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về chất thải công nghiệp thông thường từ các nhà máy công nghiệp trên địa bàn TP.HCM và xây dựng sổ tay hướng dẫn xử lý và tái sử dụng“ (Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM chủ trì). ThS. Lê Hồng Hiệu (Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật HUTECH, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) là tác giả, đồng tác giả 9 bài báo quốc tế; hướng dẫn 4 nhóm sinh viên đoạt giải Olympic cơ học toàn quốc trong đó có 2 nhóm giải ba. GS.TS Hoàng Thị Chỉnh (Chủ tịch Hội đồng khoa học Khoa Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) thì tham gia các hội thảo quốc gia và tọa đàm của TP.HCM nhằm đóng góp sáng kiến, nâng cao chất lượng thành phố, nhất là các hội thảo do Bộ Ngoại giao và sở ngoại vụ các tỉnh thành tổ chức.

Có sáng kiến hưng ti cng đng

Ở khối sở GD-ĐT, bên cạnh thành tích giảng dạy, nhiều nhà giáo còn có sáng kiến được công nhận và thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Điển hình như ThS. Đỗ Văn Nhỏ (Tổ trưởng chuyên môn Tổ tin học, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP.Đà Nẵng; thành viên Ban Biên soạn chương trình nâng cao môn tin học dành cho các trường THPT chuyên của Bộ GD-ĐT) có 2 sáng kiến được Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng công nhận có tác dụng, ảnh hưởng trên địa bàn thành phố này vào năm 2020, 2021.

Ở hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, ThS. Nhỏ có học sinh đạt 3 giải nhất; 8 giải nhì; 6 giải ba; 2 giải khuyến khích tin học quốc gia. Đồng thời, có 6 học sinh được Bộ GD-ĐT tuyển chọn vào đội hình đi thi khu vực và quốc tế; có 1 học sinh được huy chương đồng khu vực châu Á Thái Bình Dương. Môn khoa học kỹ thuật có 1 em đạt giải nhất, 2 giải ba; có 2 học sinh được Bộ GD-ĐT chọn đi thi khoa học kỹ thuật quốc tế tại Hoa Kỳ năm 2019…

ThS. Nguyễn Thị Lệ Thanh (Trường THPT Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) ngoài 2 sáng kiến được công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng cấp tỉnh (năm 2022, 2023) và 5 sáng kiến được Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Phước công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng tại cơ sở thì còn được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2023) cùng 2 Bằng khen của UBND tỉnh Bình Phước. Còn ThS. Hồ Minh Tình (Tổ trưởng Tổ sinh học, Trường THPT Đầm Dơi, Cà Mau) thì đã bồi dưỡng được 62 giải học sinh giỏi cấp tỉnh (trong đó có 7 giải nhất, 27 giải nhì, 17 giải ba, 11 giải khuyến khích); 3 học sinh giỏi cấp quốc gia (1 giải ba, 2 giải khuyến khích). Từ năm 2020 đến 2023, ThS. Tình có 4 sáng kiến được UBND tỉnh công nhận phạm vi ảnh hưởng cấp tỉnh; 2 lần đạt thành tích tốt trong phong trào thi đua “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ…

Ông Đỗ Quốc Anh Triết (giáo viên Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM) từ năm 2019 đến 2024 đã bồi dưỡng được 1 học sinh đoạt giải nhì cấp quốc tế; 25 học sinh đoạt giải quốc gia (trong đó 1 giải nhất, 4 giải nhì, 4 giải ba; 15 giải khuyến khích); 7 học sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp thành phố. Ông Triết cũng có 5 sáng kiến được Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM công nhận; từng 5 lần nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND TP.HCM…

Không chỉ vậy, hầu hết các nhà giáo tiêu biểu năm nay còn có những hoạt động hướng đến cộng đồng như tham gia phòng chống Covid-19; tham gia hỗ trợ người khó khăn cũng như học sinh nghèo vượt khó…

Mê Tâm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)