Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nhà giáo tìm giải pháp cho nguồn nhân lực chất lượng cao

Tạp Chí Giáo Dục

Ngun nhân lc ca Vit Nam khá di dào, tuy nhiên cht lưng còn thp là nguyên nhân khó tiếp cn vi th trưng lao đng, đc bit là th trưng lao đng ngày càng đòi hi nhiu yêu cu trưc cuc cách mng công nghip 4.0 (CMCN 4.0).

Đi tác nưc ngoài tham quan mô hình đào to ca Trưng CĐ Công ngh Th Đc

Để nhìn nhận và đánh giá tác động của CMCN 4.0 đến quan hệ lao động và chất lượng việc làm trong doanh nghiệp FDI, các chuyên gia đã có những chia sẻ thẳng thắn về thuận lợi cũng như rào cản liên quan đến giáo dục nghề nghiệp (GDNN), đồng thời đề xuất giải pháp khắc phục.

Cht lưng vic làm còn thp

PGS.TS Hồ Xuân Thắng (giảng viên Trường ĐH Ngân hàng) khẳng định, đào tạo nguồn nhân lực tại các trường ĐH, CĐ và TC nghề những năm gần đây đã hướng đến ứng dụng hiện đại của 4.0 từ doanh nghiệp (DN) nhưng chất lượng còn hạn chế. Thực tế có quá nhiều trường ĐH thành lập với nhóm ngành nghề đào tạo chồng chéo, thiếu chuyên sâu và chuyên nghiệp dẫn đến nghịch lý dư thừa lao động nhưng thiếu người lao động có trình độ và chất lượng thực sư.

Theo ông Nguyễn Đỗ Trường Sơn (Trung tâm Nghiên cứu kinh tế miền Nam – Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH-ĐT), tổng hợp của viện năm 2018 cho thấy có khoảng 75% lao động trên thế giới có thể bị mất việc làm trong vài thập niên tới; khoảng 56% lao động tại 5 quốc gia Đông Nam Á đứng trước nguy cơ mất việc robot thay thế. Trong đó, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ CMCN 4.0. Tuy nhiên, theo ông Sơn ở chiều hướng khác tích cực hơn, CMCN 4.0 sẽ tạo thêm ngành nghề, việc làm mới mà robot không thể làm thay, điều đó đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng, trình độ cao mới có thể đáp ứng. Theo dự báo, đến năm 2025, có tới 80% công việc mới mà chưa từng có hiện nay.

Ngưi lao đng tìm vic làm ti Ngày hi vic làm Khu Công ngh cao TP.HCM năm 2019

Ông Sơn cũng cho biết, theo Santosh Mehrotra (2018), cứ khoảng 3/5 công việc sẽ đối mặt với nguy cơ tự động hóa cao trong nhóm ASEAN-5 (Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam, và một vài thập kỷ tới sẽ có xấp xỉ 56% công việc sẽ phải đối mặt với nguy cơ này. Nguy cơ này khác nhau ở mỗi quốc gia. Trong nhóm ASEAN-5, tỷ lệ công việc có xác suất tự động hóa thấp nhất là Thái Lan (44%) và cao nhất ở Việt Nam (70%).

TS. Phạm Ngọc Đỉnh (nghiên cứu viên cao cấp – Viện KHXH Vùng Nam bộ) thông tin, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam khoảng 1,84%, nằm trong top những nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp trên thế giới. Ngân hàng thế giới đánh giá, Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề công nhân kỹ thuật trình độ cao và chất lượng nguồn nhân lực cũng thấp hơn nhiều so với các nước khác. Số liệu Cục Việc làm năm 2018, từ 27.000 người không có việc làm tăng lên 126.000 người, trong đó nhóm người không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 60% tổng số lao động thất nghiệp, nhóm có bằng ĐH và sau ĐH chiếm 17%. Như vậy, chất lượng việc làm là một vấn đề nan giải.

Đón đu ngành ngh mi

Nâng cao chất lượng việc làm có hiệu quả, năng suất cao, ông Đỉnh cho rằng cần đẩy mạnh chính sách giáo dục – đào tạo, nâng cao trình độ, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo. Các trung tâm GDNN-GDTX đa dạng hóa các loại hình đào tạo các cấp, ngành nghề nâng chất lượng đội ngũ lao động, chú trọng đào tạo kỹ năng thích ứng CMCN 4.0. Để người lao động tự tạo việc làm, tham gia vào các đơn vị sản xuất một cách thuận lợi, cần thiết hỗ trợ học phí cho học viên các ngành nghề mà xã hội đang có nhu cầu lớn. Đồng thời điều tra, khảo sát thị trường lao động phục vụ công tác quản lý, phân tích và dự báo cung – cầu lao động.

Sinh viên Trưng CĐ Lý T Trng TP.HCM trong gi thc hành

Trong khi đó, TS. Phạm Ngọc Thành (Giám đốc cơ sở 2, Trường ĐH Lao động – Xã hội) kiến nghị Nhà nước cần hoàn thiện hành lang pháp lý về giáo dục đào tạo, trong đó có những quy định về tiêu chí đánh giá, xếp hạng các cơ sở GDNN về sự tham gia trực tiếp của DN vào quá trình đào tạo; ứng dụng CNTT trong giảng dạy, ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản trị… Về phía Bộ LĐ-TB&XH cần đổi mới đào tạo, dạy nghề theo hướng phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi nghề nghiệp có kỹ năng phù hợp hơn với sự tiến bộ công nghệ của CMCN 4.0. Đầu tư các cơ sở GDNN trọng điểm để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đào tạo lại người lao động phục vụ ngành, nghề như CNTT, điện tử viễn thông, chế biến thực phẩm, nông – lâm nghiệp, cơ khí, tự động hóa, dịch vụ vận tải…

“Góp phần không nhỏ trong đào tạo nhân lực thời kỳ 4.0 là công tác truyền thông nâng cao nhận thức xã hội, doanh nghiệp và cải thiện hình ảnh GDNN. Đặc biệt là tạo sự chuyển biến trong công tác phân luồng học sinh sau THCS, THPT vào GDNN, hỗ trợ truyển sinh – hướng nghiệp, lập nghiệp và khởi nghiệp. Bên cạnh đó có khuyến khích DN tham gia gắn kết với hoạt động đào tạo, tuyển dụng…”, TS. Phạm Ngọc Thành nhấn mạnh.

Nhìn nhận ở góc độ đào tạo, PGS.TS Hồ Xuân Thắng cho rằng, để đáp ứng yêu cầu thực tế nguồn nhân lực và chất lượng việc làm từ nay đến năm 2020, GDNN Việt Nam không thể xem nhẹ phương pháp đào tạo theo năng lực thực hiện, chương trình đào tạo được thiết kế theo mô đun, phương thức đào tạo theo tín chỉ và chuyển đổi tín chỉ đã tạo điều kiện thuận lợi cho người học phù hợp với điều kiện và năng lực người học. Định kỳ chỉnh lý chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn sát thực tiễn, tăng thực hành.

“Phát trin loi hình ngành ngh đào to gn vi nhu cu xã hi và đón đu nhng ngành ngh mi theo xu hưng phát trin; Nâng cao nhn thc xã hi v hưng nghip và dy ngh, giúp nhn thc hc ngh là cơ hi đ tìm kiếm vic làm cho bn thân, n đnh thu nhp và nâng cao cht lưng cuc sng. Phát trin đi ngũ chuyên gia am hiu v tâm lý hc ngh nghip, thông tin th trưng lao đng, v ngành ngh xã hi, kinh tế hc lao đng đ thc hin công tác hưng nghip”, PGS.TS H Xuân Thng nói.

Các trường TC-CĐ nghề và giáo dục ĐH cần tăng cường liên kết với DN, trường ĐH quốc tế theo hình thức hợp tác công tư, xây dựng mô hình giáo dục 4.0 theo kịp với xu hướng công nghệ hiện đại. Tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ nghiên cứu, thu hút người giỏi, chuyên gia trong và ngoài nước hợp tác với trường.

T.Anh

Bình luận (0)