Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nhà giáo trải lòng với trang báo

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiu ngưi vn nghĩ viết báo cũng nhàn như ngh giáo. Cái ngh chng phi b vn liếng, chng cn dãi nng dm mưa, c rnh ri li lôi giy bút hí hoáy my con ch ri gi tòa son đăng, chờ ti ngày nhận nhun bút…


Theo tác gi (bìa trái), trường học là nơi học sinh rèn luyện nhân cách để thành ngưi t tế, sng có trách nhim, biết trau di tri thc và nuôi dưỡng ước mơ

Công vic viết báo khá thú v

Đã một thời gian cộng tác với tòa soạn về mảng giáo dục, tôi thấy công việc viết báo khá thú vị. Báo chí ngoài chức năng truyền thông thì ở đó còn là nơi chia sẻ góc nhìn của giáo viên, là chỗ dựa tinh thần, nguồn động viên lớn để thầy cô có thể nói lên nỗi niềm về nghề. Nhưng bên cạnh đó, tôi thấy báo chí cũng là một nghề “nguy hiểm” khi phải đối mặt với tiêu cực. Đi sâu vào các vấn đề còn tồn đọng, bóc tách những mặt hạn chế về chính sách, về cách quản lý, đụng chạm các góc nhìn “chỏi” quan điểm dễ khiến bản thân bị xem là “thọc gậy bánh xe”. Viết về cái tốt đẹp hay viết điều tiêu cực trong xã hội cũng đều cần tới sự trung thực, dũng cảm và tài giỏi của người viết báo. Để làm được việc này không chỉ đòi hỏi sự dấn thân, tâm huyết, bản lĩnh mà đó còn là sự hy sinh, cống hiến, kể cả phải trả bằng giá đắt, rất đắt là uy tín, danh dự, công việc, thời giờ… Khi một bài viết được đưa lên mặt báo với góc nhìn của người cầm bút, chắc chắn sẽ gây ra tác động hai chiều, người hân hoan ủng hộ, kẻ tức tối trả thù. Những người làm báo chân chính sẽ đủ vững vàng, tự tin trong cuộc chiến đấu đầy gian nan, không khoan nhượng giữa cái tốt và cái xấu.

Tuy chỉ là cộng tác viên, không phải đi tác nghiệp lấy tin, săn bài như các anh chị phóng viên nhưng tôi cũng phần nào cảm nhận được nỗi vất vả của họ. Tôi đơn cử một việc như sau: Những năm trước đây, thời điểm công bố điểm thi tốt nghiệp THPT vào lúc 0 giờ gây rất nhiều khó khăn với các phóng viên. Nó còn kéo theo hàng triệu sĩ tử thức đêm ngóng điểm, ảnh hưởng về mặt tâm lý lẫn sức khỏe của các em. Năm nay Bộ GD-ĐT quy định rõ giờ công bố điểm thi là 8 giờ ngày 18-7. Việc công bố kết quả thi chỉ là một khâu trong cả quy trình của một kỳ thi, cần tạo thuận lợi cho thí sinh. Người làm quản lý đừng biến một chuyện đơn giản trở thành việc phức tạp không đáng.

Tôi mong muốn những người làm quản lý biết lắng nghe những phản hồi từ giáo viên, từ dư luận xã hội. Lắng nghe là kỹ năng của một người lãnh đạo giỏi. Tôi cho rằng các vấn đề tranh luận, góp ý của thầy cô với ngành giáo dục, với các nhà lãnh đạo, người quản lý cũng vì lý do mong muốn có sự thay đổi tốt hơn. Dù đó là những ý kiến tốt hay những ý kiến chưa phù hợp nhưng việc đón nhận thế nào phụ thuộc vào năng lực của người quản lý. Đây là cơ hội để cải thiện công việc, giúp nhân viên cảm thấy được tôn trọng, khuyến khích những tương tác tích cực, tăng cảm giác hài lòng trong công việc… Nhưng không phải ai cũng có đủ tầm nhìn thấu đáo để lãnh đạo. Những lúc thế này thì việc tranh luận với sếp không khác gì “tự chuốc họa vào thân”!

Nghề giáo ngày nay quá “nguy hiểm”, muốn yên thân thì phải biết… “mặc kệ”

Giáo dục một con người chưa bao giờ là việc dễ dàng. Mỗi cha mẹ có cách nuôi dạy con theo cách riêng. Giáo viên cũng có nhiều phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả, tùy thuộc vào phong cách của từng thầy cô, tùy vào môi trường, đối tượng học sinh để lựa chọn cách dạy phù hợp. Lắm khi con cái ở nhà cũng chẳng nghe lời khiến cho cha mẹ phải cau có, la rầy. Không thiếu những cô cậu học sinh có thái độ ngỗ nghịch, thiếu tôn trọng khi được thầy cô nhắc nhở. Các em không thích bị quấy rầy, muốn được sống trong không gian riêng tư, thậm chí đưa ra yêu sách với cha mẹ, kể cả với thầy cô. Thế nên với bao nhiêu đó con người đang độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” thì công việc của giáo viên thật không hề đơn giản. Giáo viên nhận trách nhiệm từ nhà trường để quản lý và giáo dục học sinh. Trong khi hoạt động chuyên môn gần như chiếm trọn thời gian ở trường, thầy cô chủ nhiệm còn phải liên lạc với phụ huynh, đôn đốc nhắc nhở từng học sinh. Khi bị thầy cô nhắc nhở về các lỗi vi phạm, có em lại cho rằng thầy cô can thiệp vào chuyện cá nhân của mình, là “mồi lửa” cho các phản ứng nổi loạn của tuổi dậy thì. Những lúc như thế thầy cô cũng nên biết… “mặc kệ”!

Thời đại công nghệ phát triển đang làm thay đổi nhiều mặt của đời sống xã hội, thay đổi hành vi và lối sống, trong đó mối tương quan thầy trò đang đặt ra nhiều trăn trở. Chúng ta lên án những hành xử thô bạo của một vài giáo viên, nhưng không nên vì đó mà thầy cô e ngại trong việc nhắc nhở, răn đe các lỗi vi phạm của học sinh. Thầy cô không dùng đòn roi để giáo dục nhưng không thể lúc nào cũng “nhỏ nhẹ” như dỗ trẻ lên ba. Có nhiều khi ranh giới phân định đâu là đúng, đâu là sai trong các tình huống tranh cãi, đôi co giữa học sinh và thầy cô có thể dẫn đến hình ảnh người thầy bị ảnh hưởng. Giáo viên cũng có cảm xúc và suy nghĩ riêng, có nhiều tâm trạng khi đối diện với phản ứng gay gắt của học sinh, dễ khiến thầy cô thiếu kiềm chế. Thầy cô sợ phải nói thẳng, sợ học sinh ghi âm bất lợi, sợ đơn độc khi không nhận đủ sự hỗ trợ từ lãnh đạo nhà trường… Đó cũng là những thách đố với mỗi người giáo viên hiện nay. Bỏ mặc học sinh thì tội mà cứ nhắc nhở hoài cũng khổ tâm.

Việc dạy hc không cho phép người thầy dửng dưng, vô cảm

Làm nghề giáo rất vất vả vì có làm bao nhiêu cũng thấy cần phải làm nhiều hơn nữa. Cha mẹ cũng vậy, con được thế này lại mong được hơn nữa, vì cha mẹ lúc nào cũng lo cho con. Thương con thì ai cũng thương nhưng đừng thương con một cách lộ liễu để con cái ỷ lại. Việc thầy cô nhắc nhở học sinh là chuyện bình thường nhưng phản ứng bất mãn của các em có khi cũng làm phụ huynh khó xử. Cái khó của giáo dục hiện nay là phải chịu tác động nhiều của dư luận bên ngoài vào các biện pháp giáo dục của nhà trường, cũng như sự thiếu sự quan tâm, thiếu sự hợp tác của gia đình. Có vài phụ huynh phó mặc con cái cho nhà trường. Họ dễ dàng đổ lỗi cho thầy cô nhưng họ không dám thẳng thắn nhìn nhận con cái của họ đã từ nhiều năm nay vượt khỏi vòng tay gia đình. Học sinh sẽ tiến bộ nếu cha mẹ kiên nhẫn một chút, cùng phối hợp với nhà trường để tìm hướng giải quyết. Trường học là nơi học sinh rèn luyện nhân cách để thành người tử tế, biết lễ phép, sống có trách nhiệm, biết trau dồi tri thức và nuôi dưỡng ước mơ. Nếu một học sinh nào đó nhận điểm không tốt thì đừng vội cho rằng “đề khó” mà nên đánh giá đúng năng lực của học sinh.

Muốn được nhàn hạ thì phải biết phớt lờ. Thầy cô đừng mãi bận tâm về những học sinh chưa ngoan, chưa tiến bộ và cũng đừng bận lòng khi có vài phụ huynh khiếm nhã. Chúng ta chẳng thể giúp đỡ tất cả những ai gặp khó khăn, nhưng cũng đừng bao giờ từ chối những người xứng đáng nhận được sự giúp đỡ. Chúng ta không chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của người khác nhưng nếu chúng ta có thể giúp ai đó sớm chạm tới những đích đến quan trọng của họ, đó sẽ là một sứ mệnh tốt đẹp và cao cả mà bản thân ta thực hiện được.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Đó là thái độ lựa chọn cách sống của chúng ta khi phải đối diện với những áp lực của công việc, với sức ép từ cuộc sống.

Lâm Vũ Công Chính

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)