Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nhà giáo viết báo: Nghề và nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tôi không còn nh bài viết đu tiên ca mình đưc đăng báo là vào năm nào, ch nh là t thi còn ngi ghế ging đưng sư phm – khong nhng năm đu thp niên 80 ca thế k trưc. Sau này khi ra trưng trong thi bao cp, chuyên chú vào ngh dy hc và mi miết làm thêm đ ngh kiếm sng nuôi gia đình, qu thi gian b thu hp nên cũng thưa tht dn chuyn viết lách, mi năm ch viết và đăng đôi ba bài v nhng đ tài nào cm thy tht tâm đc.

Tác gi ch trì/trình bày tham lun ti mt hi tho khoa hc

Viết báo có li gì?

Đồng nghiệp của tôi, hầu hết đều có học vị cao nhưng không nhiều người yêu thích nghề viết lách. Sau khi tốt nghiệp họ chỉ chuyên chú làm nghề dạy học. Thực ra, tâm lý tự ti, ngại ngùng đã cản trở rất nhiều giáo viên (GV) có ý muốn viết báo, đồng thời không phải nhà giáo nào cũng có sở thích nghiên cứu, sáng tác, viết báo… Tuy nhiên viết lách, đặc biệt là viết báo – là một hoạt động rất bổ ích đối với GV. Nó tạo cho GV cơ hội rèn luyện, ôn lại tay nghề, khả năng viết, kỹ năng dựng đoạn, viết bài, sản sinh văn bản… theo những kiến thức mà thường ngày học sinh vẫn đang học. Đó còn là cơ hội thực hành, vì ngôn ngữ nói có đặc điểm hoàn toàn khác với ngôn ngữ viết – loại ngôn ngữ gọt giũa, cô đúc, ngắn gọn. Muốn viết được, tất yếu cần phải đọc; càng đọc nhiều lại càng nảy sinh nhu cầu cần phải viết, nên đó chính là cơ hội để mình tự cập nhật kiến thức xã hội.

Qua các cuộc trao đổi ở nhiều diễn đàn chuyên môn trên báo, GV được gặp gỡ trên mặt báo, trao đổi với đồng nghiệp khắp mọi miền, tranh luận về nhiều vấn đề chuyên môn và cuộc sống, sẻ chia tâm tư, tình cảm, kinh nghiệm dạy học nói chung, chuyên môn hẹp của bộ môn nói riêng, làm giàu thêm vốn kiến thức; nắm được thực tế, tình hình giáo dục các địa phương trong cả nước.

Viết báo nghip dư d hay khó?

Chắc không ai bảo rằng viết báo là dễ, nhưng khó thì cũng không hẳn. Bất cứ làm việc gì cũng phải xuất phát từ bầu nhiệt huyết, và nhất là phải cố gắng nhiều ở lĩnh vực mà mình không được đào tạo. Cộng tác viên phải tự mày mò, nghiên cứu kỹ tin, bài của các phóng viên được đăng trên các báo để học tập về cách viết. Không nản chí khi bài gửi nhiều lần vẫn không được đăng mà càng phải ra sức tìm hiểu, nghiên cứu, viết sao cho phù hợp với “gu” riêng của từng tờ báo. Cần mạnh dạn, kiên trì, nhẫn nại, không tự ti, nản chí, bỏ cuộc mà phải tự điều chỉnh sao cho phù hợp với từng chuyên mục, từng tờ báo.

Khắc phục dần những khiếm khuyết tồn tại trong nghề viết như viết ngắn ngủn, thiếu mạch lạc, hoặc dây cà ra dây muống dài dòng lê thê, cần xác định dung lượng vừa đủ theo dung lượng quy định của từng chuyên mục, của từng tờ báo khác nhau và dứt khoát loại bỏ suy nghĩ: “Mình định viết bài gửi báo, nhưng sợ báo không đăng, nên thôi, không viết nữa (?!)”.

Viết báo là viết nhng gì?

Về thể loại, cần xác định thể loại phù hợp với từng chuyên mục của các báo khác nhau. Có thể là các sáng tác thơ, truyện ngắn, tản văn… cho các trang báo văn nghệ, cũng có thể là bài phổ biến kiến thức phổ thông, nêu ra vấn đề cần tranh luận về các lĩnh vực chuyên môn của các môn học. Về nội dung, người viết nên chọn những đề tài sở trường, thuộc lĩnh vực phù hợp với bản thân mình, cụ thể như: Đưa lên diễn đàn những nội dung, vấn đề chuyên môn mà mình đang quan tâm nghiên cứu, mong nhận được những ý kiến phản hồi, góp ý của đồng nghiệp, bạn đọc, nhà nghiên cứu (như một phép thử) để tự điều chỉnh. Tham gia vào các cuộc tranh luận lành mạnh về chuyên môn, về quan niệm học thuật, quan điểm dạy học, về các vấn đề đang nổi cộm của xã hội, về môi trường giáo dục mà mình đang tham gia giảng dạy; chia sẻ những kinh nghiệm, trăn trở về phương pháp dạy học.

Tác gi đưc B GD-ĐT tôn vinh “Nhà giáo tiêu biu toàn quc” năm 2018

Mỗi khi bài của mình được chọn đăng trên báo, tác giả sẽ cảm thấy mình vui hơn, thêm lạc quan, yêu đời, yêu nghề, yêu người. Và càng vui hơn khi bài viết được độc giả phản hồi, bình luận một cách tích cực; niềm vui càng nhân lên gấp bội khi được nhiều bạn bè, đồng nghiệp ở các vùng miền quan tâm, giãi bày tâm tư, chia sẻ những kinh nghiệm, vướng mắc.

Những ý kiến của bạn đọc, dù là khen hay chê, chia sẻ đồng tình hay phản đối với bài viết, cũng đều tiếp thêm động lực cho tác giả rất nhiều trên con đường viết lách. Còn những khi gặp những phản hồi thiếu thiện chí, phản ứng gay gắt thì người viết cũng cần bình tĩnh tiếp nhận, nhẹ nhàng cải chính với thái độ cầu thị đúng mực.

Gn bó sut đi

Bản thân tôi yêu thích viết báo, nhưng chưa bao giờ tự nhận là nhà báo dù bạn bè hay gán đùa cho mình danh hiệu “nhà báo không thẻ”; vẫn luôn xác định dạy học là nghề chính mà mình đang đeo đuổi đã hơn 30 năm qua, còn đến với viết báo là cái nghiệp, là nỗi niềm đam mê vì nhờ qua các bài viết đã gửi gắm tâm tư suy nghĩ và giãi bày được tâm trạng, giải tỏa ẩn ức của mình qua con chữ, qua từng bài viết. Tuy chỉ còn dăm năm nữa tuổi dạy học sẽ kết thúc, đến ngày giã từ phấn trắng bảng đen, nhưng tâm trạng háo hức, cảm thức thăng hoa, vui buồn cùng báo chí sẽ còn đồng hành với bản thân nhiều năm nữa, cho đến khi lòng chưa vơi cạn với niềm đam mê chữ nghĩa.

Nhà giáo viết báo tuy vất vả nhiều, nhưng viết lách cũng có lực hấp dẫn khó cưỡng nên nhiều người dù đã thôi nghề dạy học về vui thú điền viên vẫn mải miết cầm bút cộng tác với các báo. Họ viết bằng niềm đam mê, bằng nhiệt huyết và nỗi niềm trăn trở về giáo dục, với lương tâm và trách nhiệm như những người làm báo chân chính.

Bằng các bài viết về đề tài giáo dục được báo trân trọng giới thiệu và đăng tải, từ chuyện đổi mới giáo dục phổ thông, chuyện thi cử, bồi dưỡng chuyên môn giáo viên, giáo dục học sinh cá biệt, đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá xếp loại giáo viên, học sinh… đến chuyện trách nhiệm của giáo viên, phụ huynh và bệnh thành tích trong giáo dục, cải tiến chữ quốc ngữ, những hạt sạn trong sách giáo khoa, những điều lưu ý khi làm bài thi…, họ đã góp phần làm phong phú thêm nội dung của báo chí với các bài viết mang hơi thở cuộc sống giáo dục khắp nơi trên cả nước, được đông đảo bạn đọc quan tâm đón nhận, theo dõi, ủng hộ.

Ngày 21-6 hằng năm là dịp để xã hội tôn vinh nghề làm báo và đội ngũ nhà báo, hiểu thêm những khó khăn, vất vả của người làm báo – trong đó có những cộng tác viên là nhà giáo, đang từng ngày góp phần đưa thông tin chuẩn xác, đa dạng đến bạn đọc, góp phần bé nhỏ trong việc xây dựng, phát triển, tạo nên thành công của những tờ báo, làm phong phú thêm thông tin và diện mạo báo chí trong cơ chế thị trường hiện nay. Tuy mỗi người mỗi vẻ, nhưng các nhà giáo viết báo đều là những người thầy đầy trách nhiệm, luôn trăn trở với sự nghiệp giáo dục, mong muốn cho giáo dục nước nhà ngày càng phát triển thông qua các bài viết tâm huyết của mình.

Cũng là một nhà giáo viết báo, nhân Ngày Nhà báo Việt Nam, tôi xin chúc cho các thầy cô giáo đồng thời là những nhà báo nghiệp dư luôn giữ trong mình ngọn lửa đam mê, tiếp tục có nhiều bài viết chất lượng, ý nghĩa hơn nữa gửi đến độc giả, góp phần phát triển nền giáo dục nước nhà và thành công trong sự nghiệp trồng người cao quý của mình.

Đ Thành Dương

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)