Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ 5B: Trao cơ hội cho nhiều đạo diễn trẻ

Tạp Chí Giáo Dục

Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ 5B: Trao cơ hội cho nhiều đạo diễn trẻ - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ 5B: Trao cơ hội cho nhiều đạo diễn trẻ Audio

Hai v kch “Cây bút thn” và “Đp bt chp” ca Nhà hát kch Sân khu nh 5B đã chinh phc khán gi trong sut mùa din Tết 2025 va qua bi s đi mi đt phá trong cách dàn dng. Điu này đã nh NSND M Uyên – Giám đc nhà hát – đã mnh dn tin tưng và trao cơ hi cho các đo din tr thc hin.

Cảnh trong vở “Cây bút thần”

“Cây bút thn” đy tính giáo dc thiếu nhi

Kịch bản “Cây bút thần” do diễn viên – MC Huỳnh Ngân phát triển từ câu chuyện quen thuộc trong sách giáo khoa và được NSND Mỹ Uyên trao cho diễn viên trẻ Huỳnh Nhu làm đạo diễn.

Chàng trai Mã Lương tốt bụng và thật thà được Bà Tiên tặng cho cây bút thần, có khả năng vẽ gì được nấy. Tên Phú Ông trong vùng nghe được câu chuyện nên lập mưu, dụ dỗ chàng vẽ ra núi vàng biển bạc. Tuy nhiên, lòng tham của gã sớm bị phát hiện. Mã Lương cùng những người bạn tinh nghịch dạy cho lão Phú Ông bài học nhớ đời.

Nhà hát 5B 5 năm qua đã duy trì kịch mục thiếu nhi định kỳ cuối tuần. Với lợi thế đó, nhà hát đo lường thận trọng thị hiếu và nhu cầu của đối tượng khán giả gia đình, đặc biệt khán giả nhỏ tuổi. Vở “Cây bút thần” được dàn dựng súc tích trong 90 phút và chú trọng yếu tố tương tác, thông điệp giáo dục. Đảm nhận vai trò đạo diễn và diễn xuất, diễn viên Huỳnh Nhu khai thác tối đa kỹ thuật ảo thuật của mình để gia tăng hiệu ứng giao lưu với trẻ nhỏ. Cây bút thần có khả năng thiên biến vạn hóa, mang đến cây trái cho người lương thiện song cũng có khả năng trừng phạt kẻ tham lam. Nhiều kỹ xảo ánh sáng, ảo thuật lồng ghép đã cuốn hút khán giả nhí xuyên suốt.

Ở vai trò sản xuất và điều hành, NSND Mỹ Uyên luôn tâm niệm là phải trao cơ hội cho những ê-kíp trẻ tài năng. Chị nói: “Với tôi, khi dựng kịch thiếu nhi thì nó phải mang tính giáo dục. Kịch bản “Cây bút thần” có thế mạnh về thông điệp giáo dục cho trẻ nhỏ, đồng thời cũng mở ra cho diễn viên nhiều cơ hội sáng tạo cho nhân vật của mình. Hai bạn Huỳnh Ngân và Huỳnh Nhu luôn cầu thị, liên tục biên tập kịch bản trên những đóng góp đó nên đã tận dụng được thế mạnh của tất cả thành viên sáng tạo nên “Cây bút thần” thu hút khán giả…”.

Phần âm nhạc trong “Cây bút thần” được đầu tư kỹ lưỡng, khai thác những giao điệu hò – vè – lý – cải lương, nhạc quê hương quen thuộc song biến tấu vui nhộn và gần gũi với khán giả nhỏ. Vở lấy bối cảnh làng quê trù phú và đầy sắc màu; rộn vang giai điệu và âm hưởng truyền thống mang đến món ăn tinh thần thú vị, ý nghĩa cho các em thiếu nhi.

Vở có sự tham gia của NSND Mỹ Uyên, Huỳnh Nhu, Huỳnh Ngân – Vàng, Kỳ Thiên Cảnh, Nguyễn Hồng Đào, Lâm Thắng, Minh Quốc, Huy Hoàng, Huỳnh Thiện Trung, Duy Hakoota, bé Gia Hân, bé Xuân Nghi, bé Thiên Kim…

Thi làn gió mi l, tr trung vào “Đp bt chp”

Ngoài “Cây bút thần”, NSND Mỹ Uyên tiếp tục trao cơ hội cho đạo diễn trẻ Trần Tuấn Kiệt với vở “Đẹp bất chấp”. Vở đã thổi một làn gió mới lạ, trẻ trung và cực kỳ trending (xu hướng), thích hợp đối tượng khán giả gen Z, đậm màu sắc showbiz, lồng ghép duyên dáng nhiều nội dung dí dỏm trên mạng xã hội.

Cảnh trong vở “Đẹp bất chấp”

“Đẹp bất chấp” xoay quanh hành trình tìm đến tình yêu của Koric – chàng ca sĩ đào hoa đang ở giai đoạn đỉnh cao – và cô trợ lý khéo léo, đảm đang tên Hà. Ngoại hình chưa hoàn hảo của Hà liên tiếp vấp phải đánh giá cay nghiệt từ mạng xã hội khiến khoảng cách giữa cô và Koric dần xa cách, thậm chí căng thẳng. Sự bất chấp để trở nên đẹp hoàn hảo của Hà đã dẫn đến vô số tình huống dở khóc dở cười. Như một chữ ký cá nhân, phần lớn kịch bản của Bùi Quốc Bảo đều lồng ghép yếu tố thần tiên, phép màu để tạo kịch tính cho câu chuyện. Gã người máy có năng lực siêu nhiên mang đến cho Hà “thần dược” theo ước nguyện. Cô có quyền hoán đổi thân xác vào một hình hài hoàn mỹ nhưng khác biệt hoàn toàn. “Thần dược” đó trở thành phép thử toàn năng nhất cho lòng người, giúp Koric cũng tự thoát ra khỏi những phù phiếm của hào quang để tìm đến sự chân thành bên người con gái thực lòng yêu thương mình. Những tràng cười bất tận do cặp đôi gã người máy và chị quản lý Angela Phương Nhung mang lại cùng âm nhạc và biểu diễn sôi động đã giúp “Đẹp bất chấp” trở thành món quà tinh thần thu hút khán giả trẻ.

Đạo diễn Trần Tuấn Kiệt cho biết: Khi NSND Mỹ Uyên ngỏ lời muốn dàn dựng phiên bản “Đẹp bất chấp 2025”, Kiệt rất vui khi được trở lại tham gia với một vai diễn mới và một vai trò mới: đạo diễn. Vai diễn Cẩm Lệ – CEO thẩm mỹ viện được Kiệt và Kim Đào sáng tạo thêm để tạo nên tình huống thử thách cho nhân vật Hà trong hành trình tìm kiếm sắc đẹp mỹ mãn, nhưng cũng là mong muốn của Kiệt đề xuất với NSND Mỹ Uyên. Kiệt đã chấm phá nhiều thay đổi khác biệt cho vai diễn stylist Phi Phi dí dỏm, tạo một làn gió mới cho vở diễn này”.

Bảo Kun vào vai chàng ca sĩ đào hoa Koric vừa mang lại nhiều lợi thế song cũng đặt ra thách thức thể hiện được những tâm lý ẩn sâu, lý giải cho những hành động bộc phát, cộc cằn. Lần trở lại sàn diễn Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ này của Bảo Kun cho phép anh thể hiện nhiều tài năng, từ ca hát, vũ đạo đến… nét duyên hài ít khi bắt gặp ở những vai diễn thân phận trước đây.

Vở có sự tham gia của NSND Mỹ Uyên, Tô Thiên Kiều, Nguyễn Hồng Đào, Trần Tuấn Kiệt, Tiko Tiến Công, Duy Hakoota, Bảo Khanh, Cao Anh Kim, Minh Đức…

Anh Khôi

Bình luận (0)