Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nhà khoa học của nông dân

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tt nghip Hc vin Thú y Moscow, hoàn thành nghiên cu chương trình tiến sĩ ti Nht Bn, tr v với khát vng mang những kiến thức mình đã được đào tạo để góp phần xây dựng đất nước, 28 năm qua, PGS.TS Đinh Th Bích Lân, ging viên cao cp, Viện Công nghệ Sinh học – ĐH Huế đã có hàng chc công trình NCKH mang tính ng dng thc tin cao trong lĩnh vc chăn nuôi. Bà là mt trong nhng nhà khoa hc vinh d nhn gii thưng Kovalevskaia 2017…

Gn 30 năm NCKH, TS. Đinh Th Bích Lân đã cho ra đi hàng chc công trình hu ích giúp bà con nông dân chăn nuôi

Nhng công trình hu ích cho nhà nông

Giản dị và khiêm tốn, TS. Đinh Thị Bích Lân không nói nhiều về mình. Ở vào tuổi 58, bà vẫn miệt mài với công việc nghiên cứu giúp bà con nông dân miền Trung thuận lợi hơn trong chăn nuôi, khắc phục những khó khăn do thời tiết khắc nghiệt.

Với bà, mỗi công trình là một “đứa con cưng” được ấp ủ, nghiên cứu và sáng tạo. Đề tài của bà luôn hướng đến người nông dân một nắng hai sương. Bà không chọn cho mình lối mòn mà nghiên cứu chuyên sâu trên cả ba lĩnh vực, từ các phương pháp chẩn đoán đến phòng và điều trị. “Ở lĩnh vực nào, người chăn nuôi cũng cần kiến thức để đem lại kết quả tốt, đảm bảo sức khỏe cho mình và mọi người xung quanh. Vì vậy, tôi chú tâm vào cả ba lĩnh vực, đặc biệt là các bệnh lây từ gia súc sang người nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho họ, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng”, TS. Lân nói.

Nhắc đến TS. Bích Lân, nhiều người nhớ đến những công trình có tính ứng dụng công nghệ cao, như: Các kháng nguyên tái tổ hợp này là nguyên liệu để chế tạo KIT chẩn đoán dựa trên nguyên lý của phản ứng miễn dịch, chế tạo vaccine phòng bệnh và chế phẩm sinh học phòng trị bệnh truyền nhiễm; Các loại KIT chẩn đoán nhanh (que nhúng) các bệnh truyền nhiễm, (bệnh do Toxoplasma gondii, bệnh do Cryptosporidium parvum, bệnh do cầu trùng Eimeria, bệnh do E.coli gây ra). Các loại KIT này cho phép chẩn đoán nhanh, chính xác, KIT có tính đặc hiệu cao, giá thành thấp, không cần sử dụng thiết bị đắt tiền, không cần kỹ thuật viên trình độ cao và có thể chẩn đoán ngay ở bất kỳ điều kiện nào; Vaccine tái tổ hợp phòng bệnh do E.coli gây ra ở lợn; Chế phẩm sinh học chứa kháng thể lòng đỏ trứng gà, dùng thay thế kháng sinh trong phòng và điều trị bệnh truyền nhiễm với nhiều ưu điểm nổi trội như an toàn, đặc hiệu và hiệu quả cao, chỉ tác động lên mầm bệnh, không ảnh hưởng đến vi sinh vật có lợi, không gây ra hiện tượng tồn dư kháng sinh trong thực phẩm, không gây kháng thuốc, dễ sử dụng; Các tổ hợp lợn lai có tỷ lệ nạc cao, có khả năng sinh trưởng tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu của miền Trung…

Tn ty cng hiến

Sinh ra trong một gia đình truyền thống cách mạng. Năm 1980, cô nữ sinh Đinh Thị Bích Lân thi vào Trường ĐH Y dược Huế và đỗ với điểm số cao. Một tháng sau ngày nhập học, cô được chọn là một trong những gương mặt tiêu biểu được du học ở Nga. Sau một năm học ngoại ngữ Nga ở Hà Nội, cô nhận quyết định vào học tại Học viện Thú y Moscow (Nga).

28 năm nghiên cu, TS. Đinh Th Bích Lân ch nhim và tham gia 22 nhim v khoa hc các cp. 2 ln đt gii nht gii thưng Sáng to khoa hc và công ngh tnh Tha Thiên – Huế; 3 lần đạt giải nhất Hi thi Sáng to k thut tnh Tha Thiên – Huế; 3 lần được tặng bằng lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam…

Ra đi từ một đất nước còn nghèo, bà luôn ấp ủ khát vọng trở về chung tay cùng người dân quê mình xây dựng quê hương. Để làm được điều đó, cần chăm chỉ học hành và nghiên cứu chuyên sâu. Chính những thành tựu khoa học sẽ là con đường nhanh nhất cho một đất nước vừa phải khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa phải nỗ lực vươn lên để tiến kịp sự phát triển chung. Năm 1986, tốt nghiệp Học viện Thú y Moscow về nước, bà được phân công công tác tại Công ty Thực phẩm, một thời gian sau chuyển về giảng dạy tại Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Huế. Những kiến thức học được ở Nga, bà tận tình truyền đạt lại cho bao thế hệ SV. Vừa giảng dạy, bà vừa nghiên cứu. “Hồi đó việc nghiên cứu khó khăn, thiếu trang thiết bị, trang trại thử nghiệm, kinh phí… Để nghiên cứu, tôi cũng như các đồng nghiệp phải làm song song một lúc ba việc như phải viết dự án để tìm kiếm kinh phí, xây phòng thí nghiệm và tìm tòi đề tài”, TS. Đinh Thị Bích Lân cho biết. Những năm của thập niên 80, 90, nhiều đồng nghiệp bỏ nghề vì không thể trụ được thì bà vẫn quyết tâm theo đuổi. “Mình luôn kiên định, dành hết tâm sức, trí tuệ với kiến thức ban đầu được đào tạo. Phần khác, mình may mắn nhận được sự chia sẻ từ gia đình, chồng để có thời gian tập trung nghiên cứu”, bà nói. Năm 1994, bà nghiên cứu sinh tại Nhật. Hoàn thành chương trình tiến sĩ, bà trở về tiếp tục cống hiến. Để khắc phục sự thiếu thốn trong nghiên cứu, đôi khi bà còn bỏ tiền túi, vay mượn thêm để theo đuổi, hoàn thành đề tài.

Không chỉ nghiên cứu, giảng dạy, TS. Đinh Thị Bích Lân luôn hỗ trợ, chia sẻ chuyên môn với đồng nghiệp trẻ. Bà còn là cầu nối của cựu nghiên cứu sinh tại Nhật và những người bạn Nhật quyên góp xây dựng được 28 phòng học cho học sinh tiểu học thuộc các xã khó khăn thường xuyên chịu thiệt hại của bão lụt ở tỉnh Thừa Thiên – Huế.

TS. Đinh Thị Bích Lân cho biết, hiện các kết quả nghiên cứu cũng đã, đang được chuyển giao cho địa phương và doanh nghiệp sản xuất chế phẩm sinh học thông qua các dự án sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên hiện với các nghiên cứu công nghệ cao này, bộ quy chuẩn của Việt Nam chưa có nên muốn xin giấy phép lưu hành phải chờ đợi. “Mong muốn lớn nhất của mình là làm sao có nhà đầu tư để đưa được sản phẩm nghiên cứu vào sản xuất, phục vụ cuộc sống”, TS. Lân trải lòng.

Bài, nh: Phan Vĩnh Yên

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)