Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Nhà khoa học tin rằng sự sống tồn tại bên dưới bề mặt sao Hỏa

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Nhà vật lý thiên văn Dimitra Atri giả định rằng, nếu sự sống còn tồn tại trên sao Hỏa, thì nên tìm kiếm nó ở độ sâu khoảng hai mét bên dưới bề mặt chứ không phải trên bề mặt hành tinh này.
Các điều kiện bên dưới bề mặt Hành tinh Đỏ có thể thích hợp cho sự sống.
Các điều kiện bên dưới bề mặt Hành tinh Đỏ có thể thích hợp cho sự sống.
Mặc dù trên bề mặt sao Hỏa chưa phát hiện sự tồn tại của cuộc sống, một nghiên cứu mới của ông Dimitra Atri, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Vũ trụ thuộc Đại học New York ở Abu Dhabi, cho thấy rằng, các điều kiện bên dưới bề mặt Hành tinh Đỏ có thể thích hợp cho sự sống.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng, 4,1-3,7 tỷ năm trước trên sao Hỏa từng có các hồ nước mặn cổ xưa, và do đó rất có thể đã có sự sống. Nhưng, sự xói mòn của bầu khí quyển sao Hỏa làm cho khí hậu thay đổi mạnh mẽ – các hồ nước đã biến mất, trên hành tinh này hầu như không còn những nơi có thể thích hợp cho sự sống.
Hiện tại, trên sao Hỏa chỉ có một lượng nước dưới dạng muối ngậm nước và một lượng lớn nước đóng băng trong lớp đất nông. Dữ liệu thu nhận từ các vệ tinh xác nhận sự tồn tại của nước đóng băng ở độ sâu từ một mét đến vài km.
Miệng núi lửa mà trước đó từng là một hồ nước rất sâu, có tên là Jezero, sao Hỏa. 
Miệng núi lửa mà trước đó từng là một hồ nước rất sâu, có tên là Jezero, sao Hỏa. 
Theo nhà khoa học, sự sống, nếu nó từng tồn tại, phải thích nghi với điều kiện khắc nghiệt hiện nay – nhiệt độ thấp và liều lượng phóng xạ cao, mặc dù trong điều kiện  như vậy trên bề mặt Hành tinh Đỏ không thể tồn tại bất kỳ hệ sinh thái ổn định nào.
Ông Atri đã sử dụng các mô hình kỹ thuật số, dữ liệu từ các tàu sứ mệnh không gian và các cuộc nghiên cứu về các hệ sinh thái biển sâu trên Trái đất. Trên cơ sở đó, nhà khoa học giải thích bằng cách nào những điều kiện cho sự sống có thể tồn tại bên dưới mặt đất.
Ông đưa ra giả thuyết rằng, các sinh vật bên dưới mặt đất có thể sử dụng năng lượng của các tia vũ trụ cho quá trình trao đổi chất của chúng. Các tia vũ trụ bao gồm các hạt tích điện năng lượng cao xâm nhập vài mét dưới bề mặt và có thể gây ra các phản ứng hóa học của xúc tác hữu cơ, tương tự như trong môi trường bức xạ trên Trái đất.
Theo nhà khoa học, các hạt nhân phóng xạ có trong lớp phủ regolith trên bề mặt sao Hỏa có thể đóng vai trò nguồn năng lượng bổ sung.
Nếu xe robot tự hành Rosalind Franklin như dự kiến ​​sẽ được phóng vào năm 2022 trong khuôn khổ dự án chung ExoMars của Cơ quan Vũ trụ châu Âu và Roscosmos sẽ tìm thấy nước bên dưới bề mặt sao Hỏa dưới dạng nước đóng băng hoặc nước ngầm, thì giả thuyết này sẽ trở nên khá hiệu quả.

Tàu thăm dò quỹ đạo không gian ExoMars nhận được những bức ảnh màu đầu tiên về sao Hỏa.
“Thật thú vị khi thấy các sinh vật có thể sống sót trong điều kiện khắc nghiệt, chỉ cách bề mặt sao Hỏa hai mét”, ông Atri cho biết trong thông cáo báo chí của trường đại học.
"Xe robot tự hành Rosalind Franklin được trang bị thiết bị máy khoan rất thích hợp để phát hiện cuộc sống vi sinh vật, và chúng tôi hy vọng rằng, xe robot sẽ cung cấp thông tin mới quan trọng".
Theo kế hoạch, xe robot tự hành của dự án ExoMars sẽ lấy mẫu đất có sử dụng thiết bị khoan có khả năng khoan sâu 2m.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)