Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nhà ở tại TP.HCM: Thừa cứ thừa mà thiếu vẫn thiếu

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Th trưng nhà ti TP.HCM và nhiu đa phương trong cc đang tn ti mt nghch lý là tha c tha mà thiếu vn thiếu. Riêng TP.HCM đang thiếu nhà giá bình dân, nhà xã hi nhưng li tha nhà thương mi cao cp. Đó là chưa k có ti 9.000 căn h tái đnh cư đang b trng…


Mt d án nhà  thương mi cao cp ti qun 7, TP.HCM mi hoàn thin

Nhà xã hi ch có… trên ti vi, báo đài

“Chúng tôi chỉ nghe nhà ở xã hội trên ti vi, báo đài. Thực sự không biết dự án ở đâu, mua thế nào, vay vốn ra sao”, anh Nguyễn Trần Đăng Minh – công nhân Công ty Dịch vụ công ích quận 10 – tâm tư.

Theo anh Minh, hàng năm Công ty Dịch vụ công ích quận 10 đều tổ chức xét chọn các trường hợp khó khăn để khi có suất mua nhà ở xã hội sẽ được ưu tiên. Tuy nhiên, hồ sơ người cần mua có nhưng không biết nhà ở đâu, điều kiện vay thế nào. Đó là chưa kể những người khó khăn được xét mua nhà có tổng thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng chỉ 15-16 triệu đồng. Sau khi trừ chi tiêu, một gia đình dư 2-3 triệu đồng cũng rất khó trả góp.

Chị Võ Thị Hải – nhân viên Xí nghiệp Liên doanh Vinaco – cho rằng: “Thông tin về nhà ở xã hội rất hấp dẫn nhưng tiếp cận rất khó”.

Đó là chưa kể dù có tiếp cận được nhà ở xã hội thì cũng rất khó sở hữu. Bởi theo anh Phạm Quang Thắng – nhân viên Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao TP – thì, khoản vay tối đa khi được xét duyệt mua nhà là 900 triệu đồng, số tiền còn lại người lao động phải có sẵn. Trong khi đó, người lao động thường không có tích lũy, khó kiếm được khoản còn lại nên cũng khó mà mua được nhà…

Về nguồn cung nhà ở xã hội, ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP.HCM – thừa nhận, thời gian qua nguồn cung tại TP không nhiều. Nguyên nhân là các dự án gặp vướng mắc về thủ tục, quỹ đất, không nhiều chủ đầu tư tham gia do biên lợi nhuận phân khúc này không đủ hấp dẫn.

Ông Mãi thông tin thêm, mục tiêu đến năm 2025, TP.HCM sẽ hoàn thành 35.000 căn nhà ở xã hội, song đến nay số dự án thực hiện được rất ít. Trước mắt TP sẽ hoàn thành mục tiêu được Thủ tướng giao là 26.500 căn. Các vị trí dự án đã được xác định.

Ngoài nguồn cung khan hiếm, theo ông Mãi: “Nói là nhà ở xã hội nhưng không phải ai cũng tiếp cận được bởi tiêu chí để được xét mua rất khắt khe”.


Gn 90% d án nhà  đưc cp phép xây dng là nhà  thương mi

Không chỉ nhà ở xã hội khó kiếm mà ngay cả nhà ở thương mại giá bình dân cũng khan hiếm.

“Bây giờ nhà ở thương mại giá 30 triệu đồng/m2 hầu như không có, rẻ thì cũng tầm 40-45 triệu đồng/m2. Với mức lương công nhân của 2 vợ chồng chưa tới 20 triệu đồng/tháng thì dù vợ chồng, con cái có nhịn ăn, nhịn uống cả tháng cũng không mua nổi 0,5m2 nhà. Còn chung cư thương mại cũ, giá bèo lắm cũng phải 24-25 triệu đồng/m2. Và cái khó là phải trả tiền hết, nhà nhỏ 50m2 cũng một tỷ đồng thì “đào” đâu ra… Chúng tôi kết hôn được 7 năm, có con trai 5 tuổi, muốn có thêm con thứ 2 nhưng không dám vì bao nhiêu năm qua vợ chồng, con cái cứ phải lôi nhau đi ở trọ hết khu này đến khu khác. Nhà ở xã hội đã đăng ký rồi nhưng không biết đến khi nào mới được duyệt, mà có phải duyệt 1-2 vòng là xong đâu nên cũng không dám kỳ vọng nhiều. Còn nhà ở thương mại giá trên trời như vậy với thu nhập dưới đất như chúng tôi làm sao mua được…”, anh Nguyễn Đình Bình – công nhân Khu Chế xuất Tân Thuận – cho biết.

Những trường hợp như anh Bình, anh Thắng, anh Minh, chị Hải ở TP.HCM không phải là ít. Mong muốn có một chỗ ở ổn định là giấc mơ xa vời của họ…

Cn 40 năm đ gii quyết ch cho ngưi dân

Tại một hội thảo mới đây ở TP.HCM, ông Phạm Chánh Trực – nguyên Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương – cho rằng, năm 2022, Bộ Xây dựng cấp phép cho 126 dự án nhà ở thương mại/55.732 căn hộ, trong khi đó nhà ở xã hội chỉ có 9 dự án/5.526 căn, nhà ở cho công nhân có 2 dự án/1.729 căn hộ. Như vậy là có tới gần 90% căn hộ kinh doanh, còn căn hộ cho người lao động thu nhập nhất chỉ 10%. Điều đáng nói là tính đến cuối năm 2023, cả nước tồn kho hơn 3.100 chung cư, 6.553 nhà, giá bán bình quân ở Hà Nội là 50,8 triệu đồng/m2, TP.HCM là trên 60 triệu đồng/m2. Căn hộ bình dân biến mất khỏi thị trường.

Riêng tại TP.HCM, ông Trực nói, TP đặt mục tiêu giai đoạn 2021-2025 xây dựng 35.000 căn nhà ở xã hội, bình quân 6.100 căn mỗi năm. Chỉ riêng người dân TP, thống kê có hơn 244.000 người thiếu nhà ở. Với tốc độ này, TP phải cần đến 40 năm mới giải quyết được chỗ ở cho dân, đó là không kể phát sinh thêm người mới.

“Chính sách đất đai của ta hiện nay nghiêng về địa ốc kinh doanh, thiếu quan tâm nhà ở cho dân. Bình quân diện tích nhà ở theo đầu người của Việt Nam hiện là 10m2, chưa bằng 1/2 Trung Quốc – 22m2 và 1/3 Singapore – 32m2. Vấn đề đáng nói ở đây là trong khi những người lao động thu nhập thấp không có nhà để ở, hoặc diện tích ở dưới 10m2 thì lại có rất nhiều người sở hữu hàng chục căn nhà. Doanh nghiệp tư nhân có quyền sử dụng đến hàng trăm, hàng nghìn hécta đất…”, ông Trực tâm tư.

Ông Trần Du Lịch – Ủy viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, Chủ tịch Hội đồng tư vấn thực hiện Nghị quyết 98 – cho rằng, Nhà nước chưa sử dụng hiệu quả các công cụ tài chính, quy hoạch trong quản lý đất đai. Việc này dẫn đến nhiều hệ quả và bất cập. Và hệ quả rất lớn là giá đất bị đẩy lên vô tội vạ, vượt sức chịu đựng của nền kinh tế và người dân. Với giá đất bị thổi như hiện tại, TP.HCM khó thực hiện chương trình xây nhà ở xã hội…

Để giải bài toán “an cư” cho đại bộ phận người lao động TP, nhất là công nhân; ông Mãi cho biết, trước mắt TP đặt mục tiêu cải thiện chất lượng chỗ ở cho công nhân bằng nhiều cách bao gồm cải thiện nhà trọ và phát triển nhà cho thuê. Trong đó, đối với nhà trọ, TP.HCM đã xây dựng tiêu chí về diện tích, không gian, phòng cháy chữa cháy và có chính sách hỗ trợ chủ trọ vay tiền để sửa chữa, xây mới. Người thuê trọ, hộ khó khăn được hỗ trợ một phần giá điện, nước. Với những khu vực đông công nhân, TP sẽ triển khai dự án nhà cho thuê với giá hợp lý. Người độc thân có thể ở cùng nhau, hộ gia đình mỗi tháng trả 2-3 triệu đồng sẽ có chỗ ở đàng hoàng. Ngoài ra, TP sẽ nghiên cứu chính sách hỗ trợ lãi vay cho người mua nhà xã hội nhưng vay từ các ngân hàng thương mại…

Thùy Linh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)