Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nhà thơ Lệ Bình và những sáng tác cho tuổi học trò

Tạp Chí Giáo Dục

Nhà thơ Lệ Bình và những sáng tác cho tuổi học trò - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Nhà thơ Lệ Bình và những sáng tác cho tuổi học trò Audio

Trong sut chng đưng sáng tác ca mình, nhà thơ L Bình có nhiu tác phm dành cho thiếu nhi, tui hc trò. Trong đó, bài thơ “Tia nng ht mưa” và cũng là bài hát nhc sĩ Khánh Vinh ph nhc đưc đưa vào sách giáo khoa đã tr nên quen thuc, đ li du n khó quên đi vi tui hc trò.

Nhà thơ Lệ Bình 

Tác phm khó quên

Những học sinh đang học lớp 6 chắc chắn đã và sẽ được học qua bài hát “Tia nắng hạt mưa” (thơ Lệ Bình, nhạc Khánh Vinh) trong sách giáo khoa Âm nhạc và mỹ thuật lớp 6 (Chân trời sáng tạo). Bài hát ngắn gọn, từng câu, từng chữ trong tác phẩm đều được nhà thơ Lệ Bình chăm chút kỹ lưỡng gửi gắm đến tuổi học trò: “Hình như trong từng tia nắng/ Có nét tinh nghịch bạn trai/ Hình như trong từng tia nắng/ Biết chiều tiếng ve ngân dài/ Hình như trong từng hạt mưa/ Có nụ cười duyên bạn gái/ Hình như trong từng hạt mưa/ Có dòng lưu bút đọng lại/ Tia nắng hạt mưa trẻ mãi/ Màu hoa phượng đỏ vô tư/ Bạn ơi, đừng trách vô cớ/ Làm buồn tia nắng hạt mưa!”.

Nhà thơ Lệ Bình cho biết, ông sáng tác bài thơ này vào năm 1991 khi đang giữ chức Trưởng văn phòng đại diện Báo Thiếu niên Tiền phong khu vực phía Nam. “Lúc đó, báo ra mắt phụ trương “Hoa học trò”, là người đứng đầu văn phòng phía Nam với lợi thế làm thơ tôi phải làm sao để sản phẩm đầu tiên của phụ trương gây ấn tượng mạnh với bạn đọc, nhất là tuổi học trò. Tôi chợt nhớ ra miền Nam có hai mùa mưa nắng, còn tuổi học trò lại gắn với với mái trường. Với sự liên tưởng của một nhà thơ, tôi đã cho ra đời bài “Tia nắng hạt mưa”. “Tia nắng hạt mưa” cũng tượng trưng cho bạn trai bạn gái: “Hình như trong từng tia nắng/ Có nét tinh nghịch bạn trai/  Hình như trong từng hạt mưa/ Có nụ cười duyên bạn gái”.

Sau khi bài thơ được đăng trên báo, độc giả rất thích thú, nhạc sĩ Khánh Vinh đọc được bài thơ đã chọn phổ thành bài hát cùng tên. “Ca khúc này đoạt giải nhất cuộc thi sáng tác bài hát cho tuổi hồng năm 1992, do Hội Nhạc sĩ Việt Nam cùng Báo Hoa học trò tổ chức và được bình chọn là một trong 50 ca khúc viết cho thiếu nhi Việt Nam hay nhất thế kỷ 20”, nhà thơ Lệ Bình chia sẻ.

Sau thành công đó, tác phẩm “Tia nắng hạt mưa” vinh dự được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn đưa vào sách giáo khoa lớp 6 (Âm nhạc). Sau đợt cải cách sách giáo khoa, tác phẩm vẫn được chọn đưa vào sách Âm nhạc và Mỹ thuật lớp 6 (Chân trời sáng tạo). Với bài hát này, nhạc sĩ Khánh Vinh đã vinh dự đoạt Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Bài hát “Tia nắng hạt mưa” đã được phổ nhạc và đưa vào sách giáo khoa

Trong Ngày thơ Việt Nam tại TP.HCM diễn ra hồi tháng giêng năm nay, bài thơ “Tia nắng hạt mưa” được trưng bày tại đường thơ cùng với nhiều tác phẩm của những tác giả tên tuổi trong làng thơ Việt Nam.

Đối với nhà thơ Lệ Bình, bài thơ “Tia nắng hạt mưa” đã ghi dấu ấn khó quên trong chặng đường sáng tác của ông. “Là một nhà thơ, tôi quan niệm thành công không phải là đoạt nhiều giải thưởng mà là tác phẩm đi vào lòng người. Tôi rất hạnh phúc vì bài thơ “Tia nắng hạt mưa nói riêng và nhiều tác phẩm nói chung đến nay vẫn còn được quan tâm, xuất hiện và sử dụng trong hoạt động giáo dục”, nhà thơ Lệ Bình bày tỏ.

Đy năng lưng sáng tác

Ngoài “Tia nắng hạt mưa”, bài thơ “Hoa đào hoa mai” nằm trong tuyển tập “Thành phố mười mùa hoa” của nhà thơ Lệ Bình còn được đưa vào sách Tiếng Việt lớp 2 (tập 2, bộ Cánh diều). Lời bài thơ: “Hoa đào ưa rét/ Lấm tấm mưa bay/ Hoa mai chỉ say/ Nắng pha chút gió/ Hoa đào thắm đỏ/ Hoa mai dát vàng/ Thoắt mùa Xuân sang/ Thi nhau rộ nở/ Mùa Xuân hội tụ/ Niềm vui, nụ chồi/ Đào, mai nở rộ/ Đẹp hai phương trời!”. Bài thơ này cũng đã được nữ nhạc sĩ Trương Tuyết Mai phổ nhạc thành ca khúc thiếu nhi.

tui ngh hưu, nhà thơ L Bình vn dành cho hot đng sáng tác và sinh hot thơ ca ti Lâm Đng và TP.HCM. Ông vn minh mn, vui tươi, tràn đy năng lưng. “Tôi vn tìm cm hng sáng tác mi ngày và còn nhiu d đnh cho thơ ca. Tôi đang p ra mt tuyn tp thơ “Lưm đưc tiếng ve” và hy vng sm đưc thc hin”, nhà thơ L Bình bc bch.

Trong suốt chặng đường sáng tác, nhà thơ Lệ Bình đã sáng tác rất nhiều bài thơ dành cho thiếu nhi, tuổi học trò và cả người lớn. Những tác phẩm được ông tổng hợp thành 9 tuyển tập thơ. Trong đó thành công nhất là tuyển tập “Thành phố mười mùa hoa” và “Tia nắng hạt mưa”. “Thơ thiếu nhi phải ngắn gọn, dễ thuộc thì các em mới nhớ lâu. Bên cạnh đó, người sáng tác phải làm sao để tác phẩm của mình có những hình tượng gần gũi, gắn với đời sống”, nhà thơ Lệ Bình chia sẻ.

Nhà thơ Lệ Bình có tên khai sinh là Phạm Văn Lệ, quê ở Nga Sơn (Thanh Hóa), hiện sống tại Di Linh (Lâm Đồng). Năm 1971 khi đang học lớp 9, ông cùng bạn bè lên đường theo tiếng gọi của miền Nam. Vượt Trường Sơn, chàng trai Phạm Văn Lệ trở thành lính Tây Nguyên để rồi 4 năm sau ông cùng đại quân tiến về giải phóng Sài Gòn. Đất nước thống nhất, ông thực hiện được ước mơ ngày nào đó là học đại học. Năm 1980, sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp TP.HCM (Khoa Ngữ văn) nhà thơ Lệ Bình có 10 năm làm việc tại Tạp chí Thanh niên, tiếp đến là Báo Thiếu niên Tiền phong. Bên cạnh công việc của một nhà báo, ông sáng tác thơ. Nhà thơ Lệ Bình thổ lộ: “Sau giải phóng, tôi được học đại học ngay tại thành phố mang tên Bác. Trong những năm tháng khó khăn, ngày ngày ăn cơm độn bo bo, tôi được thành phố này nuôi dưỡng. Tôi luôn tâm niệm thành phố mang tên Bác là quê hương thứ hai của mình”.

H Trinh

Bình luận (0)