Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nhà thơ Nguyễn Duy và 3 tác phẩm đưa vào sách giáo khoa

Tạp Chí Giáo Dục

Nhà thơ Nguyễn Duy và 3 tác phẩm đưa vào sách giáo khoa - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Nhà thơ Nguyễn Duy và 3 tác phẩm đưa vào sách giáo khoa Audio

Nhà thơ Nguyn Duy là mt trong s ít nhà thơ có 3 tác phm đưc đưa vào sách giáo khoa 3 cp hc. Tác phm ca ông không ch hay, d đc d nh mà còn phác ha bc tranh Vit Nam quen thuc, gn gũi và rt đp. Đó là cách mà ông giáo dc lòng yêu quê hương, đt nưc cho nhiu thế h hc sinh.

Nhà thơ Nguyễn Duy đọc thơ tại Hội Nhà văn TP.HCM 

Hình nh đp

Những ngày cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhà thơ Nguyễn Duy đã thực hiện chuyến hành trình đọc và diễn xướng thơ xuyên Việt của mình. Điểm đầu tiên được ông chọn để đọc thơ đó là tại TP.HCM. Buổi đọc thơ đã giúp học sinh, những người yêu thơ Nguyễn Duy một lần nữa được hòa vào những giai điệu thơ ca giàu cảm xúc. Nhiều người không khỏi xúc động khi tận tai nghe nhà thơ Nguyễn Duy đọc thơ của mình bằng giọng đọc đầy cảm xúc, đôi lúc ngắt quãng do tuổi già sức yếu.

Chương trình đọc và diễn xướng thơ Nguyễn Duy bắt đầu là bài “Tre Việt Nam” (tác phẩm được đăng trong sách giáo khoa “Tiếng Việt” cấp tiểu học, sách cũ). Đây là bài thơ kiệt tác của nhà thơ Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Nhà thơ Nguyễn Duy cho biết, bài thơ “Tre Việt Nam” được sáng tác vào những năm 1970-1972, in trong tập “Cát trắng”.

Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát, trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng. Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm. Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến “chuyện ngày xưa” – chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam.

Nhà thơ Nguyễn Duy cùng bạn bè và những người yêu thơ của ông

Theo nhà thơ Nguyễn Duy, trong bài thơ, cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững. Cây tre còn tượng trưng cho đức hy sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền: “Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm/ Thương nhau tre không ở riêng/ Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”. Dù bài thơ được sáng tác cách đây hơn 50 năm nhưng khi nghe lại giúp độc giả càng thêm yêu cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, tự hào về bao phẩm chất cao quý của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.

ng đến cái đp tâm hn

Trong chương trình đọc và diễn xướng thơ, nhà thơ Nguyễn Duy cũng đã đọc và giới thiệu về bài thơ “Ánh trăng” (bài thơ được in trong tập thơ cùng tên và được đăng trong sách Ngữ văn lớp 9). Nhà thơ Nguyễn Duy nhớ lại, “Ánh trăng” được viết năm 1978 tại TP.HCM sau 3 năm đất nước thống nhất. “Đất nước hòa bình, không còn chiến tranh, những người lính còn sống sót lúc này trở về làm quen với cuộc sống mới tại chốn phồn hoa đô thị”, nhà thơ Nguyễn Duy nói.

Nhà văn Trnh Bích Ngân (Ch tch Hi Nhà thơ TP.HCM) cho biết: “Hành trình thơ Nguyn Duy tri dài t chiến tranh đến hòa bình. Trong khói la đn bom, giai đon đi mi, trong hi nhp quc tế, thơ ông đã lên tiếng. Thơ ông bc nhp cu kết ni gia trái tim vi trái tim, gia con ngưi vi con ngưi, không hoang mang, không oán trách, không hn thù”.

Ánh trăng qua mỗi dòng văn, dòng thơ của các tác giả khác nhau sẽ hiện lên với những hình ảnh riêng biệt. Nếu như ánh trăng trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu là “đầu súng trăng treo” đầy thơ mộng thì ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy lại đem đến hình ảnh ánh trăng như một người bạn tri kỷ trong những năm tháng gian lao chống giặc: “Hồi nhỏ sống với đồng/với sông rồi với bể/ Hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỷ”. Trăng ở bốn câu thơ đầu được nhắc đến cùng với những hình ảnh đồng, sông, bể gợi lên không gian bao la nhưng đầy thân quen của những năm tháng ấu thơ, kết hợp với giọng kể thủ thỉ, tâm tình “hồi nhỏ”, “hồi chiến tranh” đã đưa người đọc trở về quá khứ đã rất xa, một quá khứ đầy ắp kỷ niệm của tác giả. Điệp từ “với” như gắn kết ý thơ nhưng cũng là gắn kết con người với thiên nhiên, với vũ trụ, với vầng trăng tri kỷ. Đến khi ra chiến trường, trăng thành người bạn tri kỷ, gắn bó. Ánh trăng khi ấy là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao của cuộc kháng chiến.

Ngoài hai bài thơ trên, bài “Đò Lèn” của nhà thơ Nguyễn Duy cũng được đưa vào sách giáo khoa (sách Ngữ văn lớp 12). Theo nhà thơ Nguyễn Duy, bài thơ được sáng tác vào tháng 9-1938 khi nhà thơ Nguyễn Duy trở về quê ngoại thăm bà sau bao năm xa cách nhưng bà đã không còn. “Bài thơ là tâm tư, nỗi niềm của tác giả khi nhớ về tuổi thơ hồn nhiên, khờ dại, về nỗi vất vả mưu sinh của bà ngoại để nuôi mình, về sự ân hận muộn màng khi biết thương bà thì bà đã qua đời. Bài thơ mang cái tên rất bình dị, mộc mạc – “Đò Lèn” và đó là tên quê hương của tôi”, nhà thơ Nguyễn Duy xúc động nhớ lại.

Bài thơ “Đò Lèn” của nhà Nguyễn Duy hướng tới cái đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm của con người, nói đến những điều thật giản dị nhưng lại có giá trị vĩnh hằng. Cái hay nhất của bài thơ “Đò Lèn” chính là hiện thực cuộc đời đã làm rung động sâu xa trái tim người đọc.

Thúy Kiu

Bình luận (0)