Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nhà trường “bắt tay” doanh nghiệp: Người học hưởng lợi gì?

Tạp Chí Giáo Dục

Mùa tuyn sinh năm 2020, đ nâng cao cht lưng đào to cũng như thu hút thí sinh, nhiu trưng ĐH, CĐ tiếp tc trin khai chiến lưc “bt tay” vi doanh nghip trong hp tác đào to. Bng hình thc này, ngưi hc đưc trang b, nâng cao thêm nhiu kiến thc, k năng và quan trng nht là tăng li thế cnh tranh trong cơ hi vic làm, bt kp yêu cu ca th trưng lao đng.


Chuyên gia tư vn ca Trưng ĐH Công ngh TP.HCM thông tin vi hc sinh lp 12 v chương trình đào to ca trưng hin nay

Xu hưng tt yếu

Nếu như trước đây, ở bậc ĐH, sinh viên chỉ được tham gia thực tế tại doanh nghiệp trong khoảng cuối năm 3, đầu năm 4 thì hiện nay từ năm 2, thậm chí là năm 1, nhiều trường ĐH đã mạnh dạn đưa sinh viên đến với doanh nghiệp. Đặt trong bối cảnh hiện nay, việc trường ĐH bắt tay cùng doanh nghiệp đã gần như trở thành xu hướng, được các trường đẩy mạnh, đa dạng qua nhiều hình thức như học kỳ doanh nghiệp, tham quan, ngày hội tuyển dụng… Tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, với quy tắc thực học – thực hành – thực làm, trong chương trình đào tạo của trường được thiết kế tới 70% là thực hành. Ngay năm đầu tiên, sinh viên đã được đi thực tập tại các doanh nghiệp, nhiều sinh viên còn được doanh nghiệp trả tiền lương. “Năm đầu tiên, người học sẽ được trải nghiệm nhập môn trực tiếp tại các doanh nghiệp, từ đó nhìn nhận lại bản thân một lần nữa xem có thực sự phù hợp với nghề không để điều chỉnh. Đến năm 2, sinh viên sẽ có những học kỳ học tại doanh nhiệp, doanh nghiệp thiếu gì thì nhà trường sẽ điều chỉnh kế hoạch đào tạo theo yêu cầu, thị hiếu của thị trường thực tế. Từ đó, đào tạo theo đơn đặt hàng của chính doanh nghiệp về nhân lực trong các lĩnh vực”, ThS. Đặng Thế Hiệp (Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành) cho biết.

Từ năm 2020, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM bắt đầu thực hiện tổ chức đào tạo học kỳ doanh nghiệp trong chương trình đào tạo. Đây là một hình thức của học phần “Thực tập và tốt nghiệp” trong từng ngành/chuyên ngành của trường. Học kỳ doanh nghiệp là kết quả của việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, do đó sinh viên khi tham gia sẽ được bố trí những vị trí việc làm phù hợp với kiến thức chuyên ngành đào tạo, có hình dung một cách chi tiết về nghề mà mình sẽ làm. Không chỉ là kiến thức chuyên môn, đặc biệt môi trường rèn luyện ở học kỳ doanh nghiệp sẽ hình thành cho sinh viên những kỹ năng làm việc, phương pháp tổ chức, năng lực nghề nghiệp đáp ứng được với các yêu cầu của thị trường lao động.

Một trong những trường ĐH đi đầu trong xây dựng và thực hiện mô hình học kỳ doanh nghiệp phải kể đến là Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH). Tại HUTECH, mô hình này được áp dụng cho hầu hết các ngành đào tạo bắt đầu từ năm 2, giúp sinh viên trang bị những kỹ năng, kiến thức từ chính quá trình thực tế. Theo ThS. Vũ Quang Huy (HUTECH), để sinh viên bắt kịp được học kỳ doanh nghiệp, ngay trong chương trình đào tạo tại trường, thời lượng thực hành chuyên môn đã được nhà trường tăng cường, đẩy mạnh thường xuyên trong năm học đầu tiên.

Tăng li thế v cơ hi vic làm

Việc làm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của học sinh trước khi quyết định lựa chọn học ngành nào, trường nào. Do đó, các chương trình đào tạo, hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trở thành một lợi thế cho người học trong việc cạnh tranh về cơ hội việc làm, phù hợp với đòi hỏi thực tế của nhu cầu nhân lực, đặc biệt là những ngành nghề yêu cầu cao về thực tiễn. Đơn cử như ngành công nghệ chế tạo máy tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, ThS. Trần Thị Mộng Loan (Phó Trưởng phòng Đào tạo nhà trường) cho biết ngành trên cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng về ý tưởng thiết kế chế tạo máy, bảo trì bảo dưỡng, vận hành máy, làm việc liên quan đến máy móc. “Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, máy móc liên tục thay đổi để phù hợp với nhu cầu của con người. Chính vì vậy, trong chương trình học của ngành trên cũng luôn được gắn với nhu cầu này, với tiêu chí đào tạo kỹ sư ứng dụng nên người học được trang bị 50% lý thuyết và 50% thực hành ứng dụng. Chỉ có như vậy mới có thể trang bị được đầy đủ kỹ năng, kiến thức, trình độ cho người học đáp ứng nhu cầu nhân lực”, bà Loan chia sẻ.

Các chương trình đào to, hp tác gia nhà trưng và doanh nghip tr thành mt li thế cho ngưi hc trong vic cnh tranh v cơ hi vic làm, phù hp vi đòi hi thc tế ca nhu cu nhân lc, đc bit là nhng ngành ngh yêu cu cao v thc tin.

Không chỉ được quan tâm đẩy mạnh ở bậc ĐH, hiện tại việc “bắt tay” hợp tác cùng doanh nghiệp đã được nhiều trường CĐ quan tâm. Thậm chí, mức độ thực hành còn được đẩy lên đến 70%, nhằm trang bị thành thục nghiệp vụ cho người học. Tại Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn, chương trình học được thiết kế 40% lý thuyết, 60% thực hành. Với đặc thù đào tạo chuyên sâu trong khối ngành dịch vụ, việc đẩy mạnh các hoạt động, chương trình thực hành tại doanh nghiệp còn giúp nhà trường nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp để dịch chuyển chương trình đào tạo. “Đó cũng là hình thức để người học, nhà trường tiệm cận hơn với doanh nghiệp. Từ đó tăng cơ hội việc làm cho người học sau khi ra trường. Thậm chí, nhiều sinh viên khi chưa ra trường đã được doanh nghiệp trải thảm mời về làm”, ThS. Nguyễn Văn Định (Trưởng khoa Nhà hàng khách sạn Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn) thông tin. Tương tự, hai trường CĐ Việt Mỹ, CĐ Sài Gòn Gia Định cũng gắn định hướng liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo thông qua các chương trình kết hợp đào tạo, tăng cơ hội việc làm cho sinh viên. Ông Nguyễn Quốc Cường (Trường CĐ Sài Gòn Gia Định) cho rằng yêu cầu đầu tiên của doanh nghiệp đối với người học không phải chỉ là bằng cấp. Bằng cấp chỉ chiếm 50%, phần còn lại là thái độ làm việc, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, ngoại ngữ… “Những điều này người học sẽ được trang bị, nâng cao thông qua chính chương trình đào tạo thực tế tại doanh nghiệp. Qua đó người học bước đầu hình dung được rằng doanh nghiệp cần những gì ở người lao động, cách thức tổ chức hoạt động một cách khoa học, phù hợp”, ông Cường cho biết.

Tuy nhiên, cũng theo ông Cường, công việc là cả một hành trình tích lũy, một ngành nghề có rất nhiều cơ hội việc làm. Việc được học tập trong môi trường thực hành nhiều là lợi thế của người học, song phải tùy theo năng lực để chọn môi trường học tập phù hợp, cân nhắc đến yếu tố cạnh tranh phù hợp với mong muốn nghề nghiệp của bản thân.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)