Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nhà trường đổi mới hướng tiếp cận giáo dục học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Ln đu tiên mt sân khu kch hoành tráng đưc đưa v Trưng THPT Bùi Th Xuân (Q.1, TP.HCM) phc v hc sinh. Không ch đt mc tiêu đi mi giáo dc, hot đng trên còn nhm đi mi công tác hưng nghip cho hc sinh nhà trưng đáp ng yêu cu Chương trình giáo dc ph thông 2018.

Một phân cảnh trong vở kịch “Khát vọng ngày mai” 

“Chm” vào khát vng ca hc sinh

19 giờ một ngày thứ hai, Trường THPT Bùi Thị Xuân vẫn sáng đèn. Đêm nay, vở kịch “Khát vọng ngày mai” được công diễn tại hội trường của trường (vở kịch này đạt giải A cuộc vận động sáng tác với chủ đề “Mãi mãi một tình yêu”). Đây là lần đầu tiên một sân khấu kịch được một trường THPT đưa về trường để phục vụ học sinh nên em nào cũng rất háo hức.

“Khát vọng ngày mai” là vở kịch nói về khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố sau gần 50 năm giải phóng miền Nam, đặc biệt sự phát triển này nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân luôn hướng về tương lai với những hoài bão vươn lên tầm cao mới. Trong suốt hơn 2 giờ vở kịch diễn ra, hội trường kín chỗ, không còn ghế trống. Các em học sinh cùng khóc, cùng cười với diễn biến câu chuyện, xúc động với những phân cảnh tái hiện về chiến tranh; rộn rã tiếng cười trước những phân cảnh trong đời sống hòa bình, về tình yêu và những câu chuyện thường nhật; và cả những phút giây lắng mình trong những phân cảnh về ước mơ, khát vọng…

Xúc động với phân cảnh tái hiện sự hy sinh của người chiến sĩ cộng sản trong vở kịch, Uyên Khanh (học sinh lớp 11A14) sụt sùi chia sẻ, vở kịch vô cùng ý nghĩa, gần gũi và dễ hiểu với học sinh. Theo em, điều đặc biệt khiến vở kịch “níu chân” được người trẻ trong suốt 2 giờ đó là sự kết nối giữa quá khứ, tình mẫu tử, tình đồng đội và tương lai, hòa bình, sự phát triển của đất nước. “Xem vở kịch, em thấy mình thêm yêu quê hương đất nước, thêm yêu TP.HCM bao mến thương của mình. Vở kịch nhắc nhở trong em về khát vọng cống hiến của tuổi trẻ. Thấy bản thân mình phải nỗ lực cố gắng học tập nhiều hơn nữa để sau này trở thành người công dân tốt, góp sức xây dựng thành phố thêm giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nghĩa tình…”, Uyên Khanh tâm sự.

Trong khi đó, Trần Huyền Trân (học sinh lớp 10A7) cho biết vở kịch đọng lại trong em nhiều cảm xúc. Vở kịch có nhắc về tuyến đường sắt trên cao, đây là công trình giao thông tiêu biểu của thành phố đang nỗ lực ngày đêm để “về đích”. Huyền Trân bày tỏ: Trước đây khi còn học THCS, thỉnh thoảng nhà trường cũng tổ chức cho học sinh đi xem kịch tại Nhà hát kịch Thành phố. Song đây là lần đầu tiên trường THPT đưa cả một sân khấu kịch về trường để học sinh có cơ hội được trải nghiệm trọn vẹn nhất. Việc được xem kịch ngay tại trường mang đến cho em cảm giác rất mới lạ và thú vị, đặc biệt với một vở kịch nhiều ý nghĩa và giá trị như vở “Khát vọng ngày mai”. Được xem vở kịch ngay tại hội trường của trường cùng bạn bè và thầy cô, em thấy ý nghĩa vô cùng. Vở kịch giúp em hiểu thêm về giá trị của hòa bình, giá trị những công trình giao thông tiêu biểu của thành phố, của khát vọng được cống hiến…

Đi mi công tác giáo dc chính tr, tư tưng hc sinh

Cô Trần Thị Mộng Thu (giáo viên môn ngữ văn của trường) đánh giá, vở kịch nhiều ý nghĩa, đi từ quá khứ, hiện tại, tương lai với mạch cảm hứng là khát vọng được xây trên nền tảng tình yêu thiêng liêng với quê hương đất nước, tình yêu thương giữa con người, tình thương yêu làm tỏa sáng vẻ đẹp trong con người… “Với những giá trị như vậy, vở kịch sẽ giúp khơi gợi và vun bồi trong học sinh tình yêu quê hương đất nước; đồng thời cũng cho học sinh thấy những phút giây rất đỗi đời thường, gần gũi của cuộc sống thường ngày mà các em có thể thấy thấp thoáng chính mình trong đó, từ việc kẹt xe, sự va chạm giữa người với người. Qua đó, các em sẽ trân quý cuộc sống hiện tại, khoảnh khắc chiến tranh tái hiện nhắc nhở các em biết trân quý hơn về giá trị của hòa bình, độc lập, tự do, từ đó thắp lên cho mỗi học sinh khát vọng cống hiến”, cô Thu nhìn nhận.

Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1) giao lưu với các diễn viên tham gia vở kịch “Khát vọng ngày mai”

Theo cô Thu, đối với bộ môn ngữ văn, việc đưa học sinh đi xem kịch nhằm giáo dục các em những giá trị về thẩm mỹ, văn học, tình yêu thương… không còn xa lạ, song việc đưa cả một sân khấu kịch nói về trường để học sinh xem thì lại là lần đầu tiên diễn ra và hết sức mới mẻ. “Chương trình mới và yêu cầu của đề thi hiện nay đòi hỏi học sinh không chỉ nắm kiến thức ngữ văn mà còn phải có những hiểu biết, kiến thức đối với các vấn đề của cuộc sống đời thường, có trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống. Do đó, chất liệu trong vở kịch có thể trở thành ngữ liệu để cả giáo viên và học sinh đưa vào trong việc dạy và học ngữ văn Chương trình giáo dục phổ thông 2018”, cô Thu cho biết thêm.

Thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân) chia sẻ, việc mang một sân khấu kịch về trường phổ thông không phải là điều dễ dàng bởi còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, với những giá trị mà vở kịch mang lại, nhà trường mong muốn đổi mới đi vào chiều sâu, thực chất hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng, lý tưởng cách mạng cho học sinh. Đồng thời qua đó cũng là cách đổi mới cách thức hướng nghiệp cho học sinh với những em có đam mê diễn xuất. “Trong đổi mới giáo dục hiện nay đòi hỏi nhà trường phải liên tục thay đổi phương thức tiếp cận học sinh, nhất là trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh. Sự đa dạng, gần gũi sẽ tác động mạnh đến nhận thức của học sinh, giáo dục các em biết về giá trị của hòa bình, khơi lên trong các em khát vọng và không ngừng nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng cống hiến cho đất nước, cho thành phố”, thầy Phú nói.

Không dừng ở công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, việc mang cả sân khấu kịch về trường phổ thông cũng là cách nhà trường đổi mới hướng tiếp cận giáo dục học sinh về giá trị của thẩm mỹ, là chất liệu văn học, hiện thực để các em học văn một cách gần gũi hơn.

Bài, ảnh: Thành Nam

Bình luận (0)