Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nhà trường – giáo viên: Nhân tố then chốt để quyết định thành công đổi mới giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Năm hc 2023-2024, TP.HCM xác đnh là năm hc bn l ca vic trin khai Chương trình GDPT 2018, t đó có s bt phá trong năm hc cui v đích ca chương trình (năm hc 2024-2025). Song n lc ca mi giáo viên, nhà trưng vn là then cht đ quyết đnh thành công ca chương trình.


N lc ca mi nhà trưng, giáo viên vn là then cht đ quyết đnh thành công ca đi mi

Năm học này, Chương trình GDPT 2018 tiếp tục được triển khai ở khối 4, 8 và 11. Thuận lợi của TP.HCM là có kinh nghiệm qua 3 năm đổi mới, song nỗ lực của mỗi giáo viên, nhà trường vẫn là then chốt để quyết định thành công của chương trình.

Đâu là tr lc ca đi mi giáo dc?

Nhìn lại hành trình sau 3 năm đổi mới tại TP.HCM, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu kể, tôi có nghe câu chuyện cán bộ quản lý đi dự giờ giáo viên tiểu học, cuối giờ thì nhận xét giáo viên chưa hoàn thành tiết dạy vì sách giáo khoa còn một số nội dung mà cô chưa dạy hết. Như vậy, nếu mà dạy hết sách giáo khoa thì “chết mất rồi”.

Như vậy, theo ông Hiếu, trở lực của đổi mới không phải ở giáo viên mà ở đội ngũ cán bộ quản lý. Đây là người ít được tập huấn về đổi mới, về Chương trình GDPT mới nhất, không trực tiếp giảng dạy mà lại ngồi dò trong sách giáo khoa xem giáo viên dạy đến đâu, dạy hết sách giáo khoa chưa, là chưa đúng với tinh thần của chương trình. Đây cũng là nhận định được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đưa ra. Chính mỗi cán bộ quản lý phải tạo điều kiện, hỗ trợ, đồng hành với giáo viên trong quá trình đổi mới thì mới đổi mới hiệu quả…

“Chương trình GDPT 2018 là xác định được yêu cầu cần đạt của chủ đề đó, nội dung đó, giáo viên có thể dùng ngữ cảnh, ngữ liệu, nội dung khác để minh họa chứ không nhất thiết phải dạy hết những gì trong sách giáo khoa. Cán bộ quản lý phải giao quyền chủ động, không can thiệp sâu vào quá trình giảng dạy của giáo viên” – ông Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh.

G khó đ… v đích

Năm thứ 4 thực hiện đổi mới, cô Hoàng Thụy Bích Thủy – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Thị Định (Q.7) nhận thấy rõ rệt sự thay đổi của đội ngũ, kể cả giáo viên lớn tuổi, qua nỗ lực tự học. Học từ học sinh, học thông qua phụ huynh, mạnh dạn, không ngần ngại học hỏi từ đồng nghiệp. Tất cả nhằm mang lại cái lợi cho học sinh.

“Trước sự thay đổi của chương trình, sách giáo khoa, sau từng năm đổi mới, chính bản thân giáo viên nhận thức phải thay đổi thì mới làm được điểm tựa để học sinh bám theo. Khi học sinh học kỹ năng mới theo chương trình, mỗi giáo viên đều học cùng các em. Rõ nét nhất chính là sự chuyển mình của đội ngũ trong tư duy khi giao tiếp với phụ huynh. Chương trình phát triển mạnh mẽ về kỹ năng giao tiếp, thay vì trước đây là rụt rè, gặp khó khăn trong tiếp xúc với phụ huynh thì hiện nay giáo viên đã thay đổi, trở thành người bạn với phụ huynh, sự gắn kết với phụ huynh nổi bật. Khi học sinh được giao các nhiệm vụ học tập, dự án sản phẩm về nhà thì đều nhận được sự đồng hành của phụ huynh để có những sản phẩm hoàn chỉnh” – cô Thủy hào hứng.


TP.HCM n lc v đích trong chng đưng đi mi giáo dc

“Cái lợi” nữa sau 3 năm đổi mới mà Phó Hiệu trưởng này nhìn thấy ở đội ngũ đó là sự không ngần ngại học hỏi ở đồng nghiệp. So với trước đây 5 năm, đội ngũ chỉ khép mình trong một cộng đồng nhỏ là nhà trường thì với chương trình mới, có đến trên 50% giáo viên đã chủ động tìm đến các cộng đồng học tập để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với giáo viên khắp thành phố, giáo viên tỉnh bạn.

Trong năm thứ 4 thực hiện Chương trình GDPT 2018 ở các khối lớp 1, 2, 3, 4, cô Thủy thừa nhận khó khăn hiện hữu của đơn vị vẫn đến nhiều từ cơ sở vật chất. Để đảm bảo đủ chỗ học cho gần 1.900 học sinh, các phòng chức năng của trường đã được lấy làm phòng học. Với chỉ 1 phòng máy vi tính, nhà trường vẫn chưa thể triển khai giảng dạy tin học tự chọn cho khối 1, 2. Một khó khăn nữa đó là đội ngũ vẫn chưa dám bứt ra ngoài sách giáo khoa một cách mạnh mẽ.

“Năm học này ban giám hiệu tiếp tục tăng cường dự giờ thăm lớp để cùng tiếp cận chương trình mới với thầy cô, trao quyền chủ động sáng tạo cho giáo viên trong từng bài học. Chương trình mới đòi hỏi giáo viên nhiều về chuyển đổi số, công nghệ thông tin, để khắc phục rào cản cơ sở vật chất, năm nay trường sẽ cho giáo viên đăng ký công trình chuyển đổi số phù hợp với chính năng lực thầy cô, cơ sở vật chất của lớp học để mang đến các giờ học vui vẻ cho học sinh” – cô Thủy chia sẻ.

Không còn những lo lắng, loay hoay của thời điểm đầu đổi mới, năm nay cô Phạm Thị Cẩm Tứ (giáo viên Trường Tiểu học Phạm Văn Chính, TP.Thủ Đức) cảm thấy khá tự tin khi được phân công giảng dạy lớp 4. Cô chủ động hơn trong kế hoạch giáo dục cho từng môn suốt năm học, và dự định một số kế hoạch giảng dạy.

Với cô, chương trình mới giúp giáo viên thấy rõ năng lực, phẩm chất học sinh thông qua sản phẩm học tập chứ không chỉ đơn thuần là bài kiểm tra cuối kỳ, là cơ hội để học sinh rèn luyện, thể hiện bản thân. Các em tin vào năng lực của mình ở một lĩnh vực nào đó, biết lĩnh vực nào bản thân cần được hỗ trợ, cần thời gian rèn luyện nhiều hơn. Trong hoạt động nhóm, các em biết phân việc phù hợp…

“Các em thậm chí mạnh dạn trao đổi với giáo viên những vấn đề mình gặp phải trong học tập, trong mối quan hệ với bạn bè, thầy cô. Sự chia sẻ, giao tiếp là thuận lợi để giáo viên mạnh dạn đưa những cái mới vào trong từng tiết học, đổi mới hiệu quả…” – cô Tứ phấn khởi.

Từ góc độ quản lý, ông Cao Xuân Hùng – Phó Trưởng phòng GD-ĐT Q.3 nhìn nhận, để bứt phá trong chặng đường cuối đổi mới, cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả truyền thông giáo dục. Chính mỗi nhà trường, giáo viên phải là người truyền thông đến phụ huynh, xã hội hiểu và đồng hành với chương trình, đổi mới. Muốn vậy, hiệu trưởng, giáo viên phải hiểu về chương trình, về môn học. Có như vậy thì mới cởi được các nút thắt trong phụ huynh, việc thực hiện đổi mới chương trình mới hiệu quả…

Khương Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)