Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Nhà trường, giáo viên phải “chuyển động” mạnh mẽ để đổi mới

Tạp Chí Giáo Dục

Khi B GD-ĐT công b “đu ra” ca Chương trình GDPT 2018 là k thi tt nghip THPT t năm 2025, mt ln na đòi hi nhà trưng, giáo viên phi xác lp li mc tiêu ca đi mi, kiên đnh vi đi mi.


“Đu ra” ca Chương trình GDPT 2018 đòi hi giáo viên phi “chuyn đng” hơn na

Giáo viên phi chuyn đng mnh m hơn

Tiết công nghệ lớp 12A1, Trường THPT Trần Khai Nguyên (quận 5) diễn ra với những trải nghiệm thực hành trong môn học. Sau khi giáo viên đã trang bị cho học sinh phần kiến thức lý thuyết, lớp học được chia thành các nhóm nhỏ để thực hành phần kiến thức bài học gắn với ứng dụng thực tế.

Thầy Lê Hồng Hải (giáo viên công nghệ, Trường THPT Trần Khai Nguyên, quận 5) chia sẻ, việc đổi mới môn học, học đi đôi với hành được giáo viên “chuyển đổi” không chỉ trong các khối lớp đang thực hiện Chương trình GDPT 2018 mà còn được áp dụng với khối 12 – khối lớp duy nhất đang học Chương trình GDPT 2006. Điều này giúp học sinh thích thú trong môn học và giáo viên có sự quen tay trong đổi mới…

“Trên thực tế, với cả 2 chương trình cũ và mới, thì môn công nghệ đều đóng vai trò như cầu nối của rất nhiều bộ môn, đặc biệt là vật lý và toán học, góp phần đưa kiến thức bài học ở các bộ môn để học sinh vận dụng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Như vậy, đòi hỏi người giáo viên dù thực hiện chương trình nào cũng phải giúp học sinh nhìn nhận ra vấn đề, hiểu kiến thức bài học ứng dụng trong thực tế là như thế nào… Tuy nhiên, với chương trình cũ thì tâm lý của đa phần phụ huynh, học sinh, thậm chí của nhiều cán bộ quản lý, công nghệ vẫn là một bộ môn phụ” – thầy Hải nói.

Giáo viên này đánh giá, với phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 mà Bộ GD-ĐT công bố, công nghệ trở thành một môn thi lựa chọn – tương đương như các bộ môn khác như lý, hóa, sinh, ngoại ngữ… Vai trò của môn công nghệ không còn là vai trò của “môn phụ” như quan điểm trước đó, không hề “lép vế” so với các môn học khác.

“Vấn đề đặt ra là khi đã có đầu ra của Chương trình GDPT 2018 thì vai trò của giáo viên bộ môn phải thực sự chuyển động để làm sao giúp học sinh nhận ra tầm quan trọng, ý nghĩa của môn học, gắn với định hướng nghề nghiệp khi lựa chọn môn học. Đặc biệt là đòi hỏi giáo viên phải đổi mới mạnh mẽ để mang đến cho học sinh những trải nghiệm thực sự của môn học, giúp các em lựa chọn để phục vụ kỳ thi cũng như định hướng nghề nghiệp…” – thầy Hải nhìn nhận.

Chung nhìn nhận, thầy Phạm Lê Thanh (giáo viên hóa học, Trường THPT Nguyễn Hiền, quận 11) cho rằng, với phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 mà Bộ GD-ĐT công bố đã một lần nữa khẳng định tính nhất quán của Chương trình GDPT 2018 – đó là hướng tới mục tiêu định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

“Câu chuyện ở đây không phải là học sinh chọn môn học nào để thi tốt nghiệp THPT mà chọn môn học nào để định hướng nghề nghiệp. Rõ ràng, ngay cả ngoại ngữ, lịch sử là 2 môn học bắt buộc trong Chương trình GDPT 2018 nhưng vẫn là bộ môn lựa chọn cùng với 7 môn học lựa chọn khác trong kỳ thi tốt nghiệp THPT của Chương trình GDPT 2018. Điều này đòi hỏi công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT phải được thực hiện một cách quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa” – thầy Thanh nhấn mạnh.

B GD-ĐT đã chính thc “cht” phương án thi tt nghip THPT t năm 2025, vi 4 môn thi, gm 2 môn thi bt buc là toán, ng văn và 2 môn thi la chn trong s 9 môn la chn: Ngoi ng, lch s, vt lý, hóa hc, sinh hc, đa lý, giáo dc kinh tế và pháp lut, tin hc, công ngh. Trong đó, ng văn thi theo hình thc t lun, các môn còn li theo hình thc trc nghim. Phương thc xét công nhn tt nghip đưc kết hp gia kết qu đánh giá quá trình và kết qu thi tt nghip theo t l phù hp vi l trình trin khai Chương trình GDPT 2018.

Để định hướng nghề nghiệp cho học sinh được bài bản, theo thầy Thanh, một trong những đổi mới nữa trong công tác giảng dạy hiện nay với giáo viên khi thực hiện Chương trình GDPT 2018 là phải giúp học sinh nhận ra vai trò cốt lõi của việc học. Làm sao trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải giúp học sinh nhận ra được tầm quan trọng của bộ môn gắn với định hướng nghề nghiệp, để học sinh tự khám phá ra năng lực của bản thân khi học tập, tự hướng nghiệp cho chính mình… chứ không phải học là phục vụ thi, học để đối phó với giáo viên.

“Điều này đồng nghĩa với việc giáo viên phải tận dụng tối đa các ứng dụng công nghệ, thiết chế văn hóa, cơ sở vật chất có sẵn tại trường, tại lớp… để đổi mới trong môn học, tạo điều kiện, môi trường để học sinh được trải nghiệm môn học một cách đúng nghĩa…” – thầy Thanh nêu.

Quan trng nht là vai trò hưng nghip

Trong Chương trình GDPT 2018, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp là một môn học bắt buộc, với thời lượng 105 tiết/năm, tương đương với các môn học khác. Đặc biệt, đây cũng được xem là môn học đóng vai trò then chốt trong thực hiện Chương trình GDPT 2018 khi bám sát vào mục tiêu của chương trình ở cấp THPT là định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Khi Bộ GD-ĐT chưa công bố đầu ra của Chương trình GDPT 2018 là kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, rất nhiều ý kiến băn khoăn của giáo viên, nhà trường xoay quanh việc làm thế nào để định hướng nghề nghiệp tốt cho học sinh khi phải “vừa đi vừa dò đường”. Tuy nhiên, hiện nay khi Bộ GD-ĐT đã ban hành quyết định phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cho Chương trình GDPT 2018, với 2 môn thi lựa chọn và 2 môn thi bắt buộc – xác định rõ vai trò của các môn học – thì đòi hỏi các nhà trường phải một lần nữa xác lập lại mục tiêu trong đổi mới giáo dục, kiên định với đổi mới giáo dục và đặc biệt là đổi mới phải gắn với thực chất định hướng nghề nghiệp.

Cô Trương Thị Bích Thủy (Hiệu trưởng Trường THPT Hùng Vương, quận 5) chia sẻ: Mục tiêu của đổi mới không gì khác phải là hướng cho học sinh phát huy được phẩm chất, năng lực, tự định hướng nghề nghiệp cho bản thân, chứ không phải chỉ dừng ở việc đổi mới để học sinh thấy yêu thích môn học. Chương trình GDPT 2018 nêu ra 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn THPT được xác định rõ là giai đoạn định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Như vậy, trong tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, rèn luyện của nhà trường đều phải xoay quanh mục tiêu đó.

“Với phương án thi tốt nghiệp THPT 2+2 mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành là hợp lý, đúng với định hướng mà Chương trình GDPT 2018 đặt ra ban đầu. Không quan trọng là môn học đó là môn học được lựa chọn là môn thi bắt buộc hay môn thi lựa chọn, mà quan trọng là giáo viên, nhà trường phải định hướng tốt nghề nghiệp cho học sinh, giúp các em thấy vai trò của môn học gắn với nghề nghiệp. Đây mới là yếu tố cốt lõi” – cô Trương Thị Bích Thủy nhấn mạnh.

Đ Khương Yến

Bình luận (0)