Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nhà trường phải dạy học sinh yêu tiếng Việt!

Tạp Chí Giáo Dục

Chúng ta thy rng, vic dùng đúng, dùng hay tiếng Vit thc ra không d dàng đi vi nhiu ngưi, bi như dân gian vn nói: “Phong ba bão táp không bng ng pháp Vit Nam”. Nói vy không có nghĩa là tiếng Vit quá khó đ dùng đúng, dùng hay, mà cái chính có l cn hơn là mt tình yêu thc s vi tiếng Vit ca chính ngưi Vit. Đáng tiếc là điu đó li chưa thy th hin rõ nhiu tr nh cũng như ngay c vi ngưi ln.


Theo tác gi, nhà trưng và giáo viên cn chú ý nhiu hơn trong vic hun đúc tình yêu tiếng Vit cho hc sinh ngay t bc tiu hc (nh minh ha). Ảnh: N.Trinh

Nếu liệt kê ra các cái sai, các lỗi của học sinh và cả người lớn trong việc sử dụng tiếng Việt thì có lẽ không ít. Báo chí cũng đã nhiều lần nhắc đến. Nhưng điều ta dễ thấy là ít trẻ thực sự có sự chăm chút cho tiếng Việt trong quá trình nói, viết, diễn đạt. Các em dễ dàng chêm tiếng nước ngoài trong các câu tiếng Việt trong khi đã có từ/tiếng tương đương nghĩa; các em nói và viết cốt để người khác hiểu được ý theo cách đơn giản nhất chứ ít khi chọn câu từ hay, đầy đặn, có ý nghĩa; các em dễ dàng dùng các tiếng lóng, những kiểu diễn đạt theo “trào lưu” hoàn toàn không phù hợp với nội dung và hoàn cảnh; các em dễ dãi viết tiếng Việt bằng ngôn ngữ “teen code”, như là các mật mã, mà người không quen gần như không thể đọc được; việc viết sai chính tả, ngữ pháp, diễn đạt sai ý hoặc diễn đạt vụng về, dùng sai từ ngữ… diễn ra không hiếm; các em ít chú ý lựa chọn từ, ngữ, cách diễn đạt sao cho thật sát đúng, thật sâu sắc; các em cũng ít chú ý rèn chữ viết trong khi nhiều người đã nói rằng “nét chữ nết người”…

Những điều đó không phải lỗi của các em. Gia đình hẳn nhiên có một phần trách nhiệm, khi ít quan tâm đến lời ăn tiếng nói, đến chữ viết, đến các bài tập làm văn hoặc cách thức diễn đạt, kể cả quá trình giao tiếp của trẻ. Liệu ngay từ khi con tập nói, cha mẹ có dạy con nói gãy gọn, rõ ràng, đúng từ, đúng tiếng, đúng thanh điệu, lời nói có đầy đủ chủ vị, có lớp có nguồn? Liệu cha mẹ có cẩn thận uốn nắn từng lời nói sai, nói chưa hay của con không? Liệu bản thân người lớn có làm gương trong việc dùng tiếng Việt một cách trong sáng không? Liệu người lớn có vô ý nói ra những lời mà trẻ có thể nghĩ rằng tiếng Việt được dùng dễ dãi như vậy không? Liệu người lớn có đủ sự kiên nhẫn, sự quan tâm và đủ kiến thức để giúp trẻ có những cách dùng tiếng Việt đúng hơn, hay hơn?…

Hẳn nhiên xã hội đã có tác động không nhỏ. Sự bùng nổ của công nghệ và truyền thông đã làm ngôn ngữ ít nhiều thay đổi, bị biến dạng, với nhiều “trào lưu”, nhiều cách thức thể hiện. Nhiều người sử dụng ngôn ngữ chat, ngôn ngữ tin nhắn, phụ đề trên các phim ảnh, trang mạng xã hội (được gọi là Vietsub)… thường được đề cao tính nhanh chóng, ngắn gọn nên bị lược nhiều yếu tố, hoặc bị sai chính tả khá nhiều, khiến lâu dần thành một thói quen khó sửa. Sự dễ dãi của một số báo điện tử, trang thông tin điện tử trong việc sử dụng tin bài cũng góp phần tác động không tốt đến cách dùng tiếng Việt. Hay việc dùng tiếng Việt theo kiểu khác thường để tạo dấu ấn riêng cũng được nhiều người thực hiện và đã góp phần làm tiếng Việt ít nhiều bị lệch lạc. Ngay cả việc chớm sử dụng trí tuệ nhân tạo trong việc đọc, soạn các văn bản tiếng Việt và dịch văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc ngược lại cũng góp phần làm tiếng Việt có phần bị méo mó, sai lệch. Đã vậy, những nơi làm công tác “dọn vườn” cho các lỗi trên báo chí, những người làm việc uốn nắn các biểu hiện dùng sai hoặc chưa hay tiếng Việt hiện nay không nhiều, bởi dường như có tâm lý “nói cũng chẳng giải quyết được gì”.

Trong khi đó, bản thân nhà trường và giáo viên cũng chịu tác động không nhỏ của bối cảnh xã hội. Sự chăm chút của giáo viên cho từng bài làm văn có thể không còn đầy đủ, nên một số lỗi chính tả, ngữ pháp hay ý diễn đạt có thể không được phát hiện và sửa chữa kịp thời. Sự pha trộn ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có khi còn tùy tiện mà không được quan tâm điều chỉnh. Một số giáo viên trẻ nhằm tạo sự gắn kết của học sinh và để các em ủng hộ cũng có thể thường xuyên dùng “ngôn ngữ teen” khiến một số học sinh ngộ nhận rằng việc dùng đó là phù hợp. Sự cẩn trọng trong sử dụng tiếng Việt của một số giáo viên có thể không được thực hiện đầy đủ và thường xuyên nên tính nêu gương có thể không được bảo đảm. Các nhà quản lý trong nhà trường có thể phát hiện vấn đề này nhưng cách thức giải quyết không phải lúc nào cũng kịp thời, chính xác và thực sự thuyết phục. Trong bối cảnh đó, để góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cả gia đình, xã hội và nhà trường phải thực sự quan tâm đến việc dạy cho học sinh tình yêu tiếng Việt, bằng những cách thức phù hợp. Trong đó, gia đình phải thực sự cho trẻ những ấn tượng đầu tiên về tình yêu tiếng Việt, qua việc dạy và uốn nắn trẻ dùng tiếng Việt một cách trong sáng, giản dị nhưng chính xác, tinh tế. Các thành viên lớn tuổi cần tránh dùng tiếng Việt méo mó, dung tục, quá riêng biệt (như nói tiếng lóng, nói cốt hiểu mà không cần đầy đủ các thành tố, không cần văn hoa…). Cha mẹ, ông bà cần giảng giải cho trẻ hiểu biết một cách khái quát về cách dùng tiếng Việt, mà có thể bắt đầu từ những điều gần gũi xung quanh, như các đại từ nhân xưng, phân biệt các yếu tố “phụ” trong từ ghép chính phụ (như chót, ao, ối, rực… gắn với “đỏ” hay lè, biếc, rì, um… gắn với “xanh”…). Dĩ nhiên, nhà trường và giáo viên cần chú ý nhiều hơn trong việc hun đúc tình yêu tiếng Việt cho học sinh của mình, ngay từ bậc mầm non cho đến bậc THPT. Giáo viên phải thực sự làm gương trong nói, viết và các hình thức sử dụng tiếng Việt khác. Đồng thời, phải thường xuyên uốn nắn, sửa chữa các biểu hiện chưa lành mạnh trong dùng tiếng Việt của học sinh. Các văn bản của nhà trường phải bảo đảm chính xác về từ ngữ, đúng chính tả và có ngôn phong phù hợp. Trong nhà trường, không nên tồn tại sự xuề xòa, dễ dãi trong việc sử dụng tiếng Việt, trong cả văn nói, văn viết, trong các sinh hoạt… Trong tất cả các môn học, giáo viên phải thật cẩn thận, chăm chút trong sử dụng tiếng Việt, không vì là môn không liên quan đến tiếng Việt thì có thể bất cẩn hoặc dễ dãi. Chẳng hạn, ở môn toán, từng câu diễn giải, lời giải, đề bài… đều cần chỉn chu trong ngôn từ, ngữ pháp; tránh tình trạng chỉ nêu sao đúng ý, còn diễn đạt thì không quan trọng, dẫn đến những méo mó trong cách dùng tiếng Việt. Hay trong các môn học khác ngoài môn ngữ văn, giáo viên cần uốn nắn, chỉnh sửa các cách dùng sai tiếng Việt, viết tối nghĩa hoặc rườm rà không cần thiết. Truyền thông, nhất là báo chí, nên quan tâm một điều rằng: Bất kỳ những gì được viết, được đăng tải dù không phải để trẻ nhỏ đọc nhưng cũng không thể nào cấm các em đọc thì phải ở tâm thế viết sao cho tử tế nhất có thể, để nếu có trẻ nhỏ đọc được thì cũng không bị tác động xấu về nhiều mặt, trong đó có yếu tố sử dụng tiếng Việt. Không nên vì câu view, câu like mà “biến hóa” tiếng Việt thành một ngôn ngữ quá đỗi tầm thường! Và, tất cả người lớn chúng ta đừng quên rằng, cách dùng tiếng Việt thế nào đó sẽ thể hiện bản thân mình là người như thế nào, nhất là dưới mắt trẻ!

Trúc Giang

Bình luận (0)