Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Nhà trường – phụ huynh hợp tác phòng chống dịch tay chân miệng

Tạp Chí Giáo Dục

Trong bi cnh dch bnh tay chân ming ti TP.HCM có du hiu gia tăng, din biến phc tp, S GD-ĐT TP.HCM yêu cu trưng hc gi tin nhn truyn thông cho ph huynh, tăng cưng các bin pháp phòng chng dch tay chân ming; phòng chng biến chng mi.


Các trưng mm non xây dng nhiu bin pháp rào chn phòng chng dch bnh tay chân ming cho tr

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có văn bản khẩn về việc triển khai công tác truyền thông nhắn tin tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng. Trong đó, nhằm bảo vệ trẻ em trước dịch bệnh tay chân miệng, nhất là khi có sự xuất hiện của tác nhân Enterovirus 71, Sở GD-ĐT đề nghị phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức và các quận/huyện chỉ đạo các trường mầm non, nhóm trẻ và các trường tiểu học trên địa bàn truyền thông cho phụ huynh với hình thức như gửi nhóm Zalo phụ huynh; in và phát cho phụ huynh; in và dán tại lớp học hoặc khu vực chờ đón trẻ với nội dung tin nhắn: “Để phòng bệnh tay chân miệng, người chăm sóc trẻ và trẻ em cần thường xuyên rửa tay, vệ sinh các vật dụng, đồ chơi của trẻ, bàn ghế, sàn nhà… Nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh, hãy đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế”.

Thời gian qua, tình hình dịch tay chân miệng tại TP.HCM diễn biến khá phức tạp. Các trường học trên địa bàn TP cũng đã xây dựng nhiều biện pháp mang tính rào chắn để ngăn ngừa dịch bệnh vào trường học khi đón học sinh đến rèn luyện, sinh hoạt trong hè. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP.HCM (HCDC), tính từ ngày 17-7 đến ngày 23-7, số ca mắc bệnh tay chân miệng tiếp tục tăng nhanh tại TP.HCM, với 2.356 ca được ghi nhận, tăng gấp 1,6 lần so với trung bình 4 tuần trước là 1.455 ca. Tất cả các quận/huyện đều ghi nhận số ca mắc tay chân miệng trong tuần 29 tăng so với trung bình 4 tuần trước. Các quận/huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm quận Bình Tân, huyện Bình Chánh và quận Tân Phú. HCDC khuyến cáo, để phòng bệnh tay chân miệng, người dân cần tiếp tục thực hiện các biện pháp theo khuyến cáo của ngành y tế. Trong đó, trẻ cần thực hiện các biện pháp 3 sạch để phòng tay chân miệng: Ăn uống sạch; ở sạch; bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch.


S GD-ĐT TP.HCM yêu cu các trưng hc tăng cưng phòng chng dch tay chân ming

Tại Trường Mầm non Măng non III (quận 10), thống kê từ đầu tháng 7 đến nay có hơn 10 trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Các thông báo về hướng dẫn phòng bệnh, dấu hiệu của bệnh liên tục được giáo viên và nhà trường phát đến phụ huynh qua các kênh thông tin khác nhau. Cô Nguyễn Thị Phương Linh (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết, hàng ngày trước khi trẻ đến trường, phụ huynh đều thông tin với giáo viên về tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ có các biểu hiện như sốt, ho nhiều thì giáo viên yêu cầu phụ huynh cho trẻ ở nhà. Khi trẻ đến trường, công tác kiểm soát bệnh tay chân miệng được nhà trường thực hiện ngay từ ngoài cổng trường. Trẻ được hướng dẫn rửa tay từ cổng trường, rửa tay khi ra vào lớp. Giáo viên khi đón trẻ từ phụ huynh sẽ kiểm tra nhanh tay chân trẻ, đo nhiệt độ. Hàng ngày, các cô đều thực hiện khử khuẩn bề mặt tiếp xúc và đồ chơi để đảm bảo an toàn cho trẻ khi đến trường… “Ở mỗi lớp, giáo viên sẽ sâu sát đến từng trẻ, gửi các hướng dẫn phòng bệnh đến từng phụ huynh qua group phụ huynh của lớp. Đặc biệt, nhà trường cũng thực hiện phát clip tuyên truyền về bệnh trên ti vi và bảng thông báo ở cổng ra vào để phụ huynh hiểu thêm khi đưa đón trẻ”, cô Nguyễn Thị Phương Linh chia sẻ.

Để phòng chống dịch tay chân miệng trong trường mầm non, thầy Nguyễn Phương Bình (giáo viên Trường Mầm non 1, quận 5) cho biết, giai đoạn này giáo viên tăng cường công tác tuyên truyền phòng bệnh cho phụ huynh. Mỗi sáng, khi đón trẻ, giáo viên đều đứng trước cửa lớp kiểm tra tay chân, tình hình sức khỏe của từng bé. Khi phát hiện trẻ có các biểu hiện về nổi ban ở tay, chân, miệng, sốt, giáo viên sẽ yêu cầu phụ huynh đưa trẻ đi khám và thông báo tình hình sức khỏe của trẻ cho nhà trường. “Hàng ngày, giáo viên đều theo dõi, nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ trên group phụ huynh lớp. Tuy nhiên, với những trẻ bệnh nghỉ học 2 ngày mà phụ huynh trước đó chưa nêu rõ lý do thì giáo viên sẽ điện thoại hỏi thăm tình hình sức khỏe của trẻ, tìm hiểu lý do vì sao trẻ nghỉ học để có thêm các biện pháp phòng chống dịch tay chân miệng tại trường”, thầy Nguyễn Phương Bình cho hay.

Khương Yến

Bình luận (0)