Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nhà trường tăng cường sức đề kháng cho học sinh trong thời tiết nắng nóng

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiu trưng hc ti TP.HCM hin đã điu chnh thc đơn ba ăn bán trú nhm giúp hc sinh tăng cưng sc đ kháng trong thi tiết nng nóng.


Nhiu trưng hc ti TP.HCM đã điu chnh thc đơn ba ăn bán trú đ tăng cưng sc khe cho hc sinh trong thi tiết nng nóng

B sung rau xanh, trái cây trong ba ăn bán trú

Trường Tiểu học An Hội (Q.Gò Vấp) có hơn 3.100 học sinh ở 71 lớp nhưng chỉ có 5 giáo viên môn thể dục. Để đảm bảo thời lượng 2 tiết thể dục/lớp/tuần, nhà trường phải sắp xếp thời khóa biểu một cách hợp lý.

Theo cô Ngô Thị Thúy Lan (Phó Hiệu trưởng nhà trường), việc xếp thời khóa biểu môn thể dục không hề đơn giản vì 2 tiết thể dục mỗi tuần trong một lớp phải đảm bảo cách nhau ít nhất một ngày, do học sinh đa phần chỉ có một bộ đồ thể dục, các em mặc còn phải giặt, phơi khô. Xếp thời khóa biểu làm sao giúp giáo viên bộ môn thuận tiện trong việc lên lớp, trải đều ở các khối lớp. Nhà trường linh động sắp xếp thời khóa biểu môn thể dục hợp lý, tránh giờ quá trưa hoặc ngay đầu giờ chiều để không ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh. “Toàn trường hiện nay đều có mái che và nhiều cây xanh, vì thế học sinh học thể dục trong thời tiết nắng nóng cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều. Trong sinh hoạt chuyên môn với giáo viên, nhà trường đều nhắc nhở giáo viên thể dục nói riêng và các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cần chú ý quan sát học sinh nhiều hơn trong giờ học. Học sinh có biểu hiện mệt mỏi do thời tiết cần báo liền với nhân viên y tế để có hướng xử lý kịp thời. Nhà trường cũng thường xuyên nhắc nhở phụ huynh việc giữ sức khỏe của con trong mùa nắng nóng”, cô Lan cho biết thêm.

Ngoài ra, theo cô Lan, để tăng cường sức đề kháng cho học sinh trong thời tiết nắng nóng, thực đơn bữa ăn bán trú của trường cũng được thay đổi theo hướng tăng cường rau xanh, trái cây. Trong bữa xế, mỗi học sinh được bổ sung thêm một ly nước tắc…

Từ đầu tháng 3, Trường THPT Đào Sơn Tây (TP.Thủ Đức) đã xây dựng lại thực đơn bữa ăn bán trú, trong đó tăng cường rau xanh, trái cây và các ngày ăn món nước để tăng cường sức đề kháng cho học sinh trong thời tiết nắng nóng kéo dài. Cô Hoàng Thị Hảo (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết, trước đó mỗi tuần học sinh chỉ ăn một ngày món nước, nhưng với thời tiết nắng nóng nhà trường đã tăng lên hai ngày/tuần, giúp học sinh ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, giáo viên các bộ môn cũng linh động việc học của học sinh, không quá cứng nhắc để giảm áp lực, mệt mỏi cho các em. Nội quy của nhà trường là học sinh luôn phải bỏ áo trong quần. Tuy nhiên, nếu vào buổi chiều, học sinh vì nắng nóng khó chịu mà bỏ áo ra ngoài quần thì giáo viên cũng không quá cứng nhắc. Đối với việc xếp thời khóa biểu, nhất là với bộ môn thể dục nhằm đảm bảo sức khỏe cho học sinh trong thời tiết nắng nóng, cô Hảo cho hay, do trường không có mái che sân trường nên ngay từ đầu năm học, khi xây dựng thời khóa biểu nhà trường đã cố gắng xếp tiết thể dục vào các khung giờ phù hợp với thời tiết: buổi sáng trước 10 giờ 30, buổi chiều sau 3 giờ. “Một số lớp có tiết học thể dục rơi vào khung thời gian khác thì được học ở nhà thi đấu, do vậy học sinh không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Ngoài ra, trong thời tiết nắng nóng, giáo viên môn thể dục cũng thiết kế các bài tập nhẹ nhàng, không đòi hỏi học sinh phải vận động quá mạnh, tránh để các em mất sức nhiều. Thầy cô cũng phải quan sát học sinh nhiều hơn, nhắc nhở các em uống nước thường xuyên…”, cô Hảo cho biết.

Phòng chng bnh hc đưng trong thi tiết nng nóng

Với học sinh tiểu học, thầy Võ Phương Bình (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Quyền, Q.Bình Tân) cho biết các em khá hiếu động. Do vậy, sau mỗi giờ ra chơi khi vào học lại đều có rất nhiều mồ hôi. Điều này có thể sẽ khiến nhiều em khó chịu khi ngồi học trong các lớp có máy lạnh. “Những giờ sinh hoạt đầu tuần và sinh hoạt chủ nhiệm, nhà trường và giáo viên đều nhắc nhở các em về việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bản thân trong thời tiết nắng nóng hiện nay, như rửa tay thường xuyên, ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước. Không nên chạy nhảy quá nhiều trong giờ ra chơi. Đặc biệt, thời tiết nắng nóng cũng là điều kiện để phát sinh những bệnh học đường như tay chân miệng, cúm… Do đó, nhà trường song song với việc giữ gìn vệ sinh trường, vệ sinh lớp học, môi trường sạch sẽ thì còn phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc sức khỏe học sinh”, thầy Bình cho biết.

Với học sinh cuối cấp THCS và THPT, theo nhiều giáo viên, giai đoạn ôn tập nước rút trong thời tiết nắng nóng như hiện nay, nếu các em cố gắng quá sức như thức khuya, “chạy sô” học thêm quá nhiều có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. “Các em cần sắp xếp thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi một cách khoa học, hợp lý. Với thời tiết nắng nóng, cần bổ sung nhiều nước, trái cây, các loại vitamin, không nên uống nhiều chất kích thích như trà, cà phê để thức khuya học bài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học lâu dài trên lớp. Phụ huynh cũng cần phải quan tâm, theo sát các em nhiều hơn, nhắc nhở các em trong việc giữ sức khỏe ở thời điểm này”, cô Nguyễn Trần Hạnh Nguyên (Tổ trưởng Tổ ngữ văn, Trường THPT Trưng Vương, Q.1) khuyên.

Ông Dương Trí Dũng (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) lưu ý, trong thời tiết nắng nóng, nhà trường cần quan tâm nhiều hơn về thực đơn bữa ăn bán trú để đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, khẩu phần ăn và món ăn hợp lý giúp học sinh ăn ngon miệng hơn, dễ dàng hấp thu hơn, từ đó tăng sức đề kháng cho học sinh. Đặc biệt, các trường học cần quan tâm vấn đề vệ sinh trường, lớp, đảm bảo môi trường học đường sạch sẽ, phòng chống các bệnh học đường trong thời tiết nắng nóng.

Bên cạnh đó, ông Dũng cũng yêu cầu trường học cần phối hợp tổ chức các chuyên đề giáo dục sức khỏe cho học sinh, tăng cường công tác truyền thông bảo vệ sức khỏe cho học sinh, phụ huynh trong thời tiết nắng nóng.

Bài, ảnh: Thành Nam

Bình luận (0)