Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nhạc cho thiếu nhi: Cần “chiếc áo” mới hơn!

Tạp Chí Giáo Dục

Theo nhc sĩ Nguyn Văn Chung, ngưi đã thc hin tuyn tp “300 ca khúc thiếu nhi” cho biết, hin nay đ thu hút khán gi nhí cn mt “chiếc áo” mi hơn vi nhng yếu t như ca khúc phi có tiết tu hin đi, ngôn ng chân tht, gn gũi vi đi sng ca tui thơ. Bên cnh đó, thông đip giáo dc phi đưc lng ghép nh nhàng, khéo léo, không hô hào sáo rng.


Nhc sĩ Nguyn Văn Chung mang âm nhc thiếu nhi đến các em hc sinh

Nhc thiếu nhi thi 4.0

Nhiều năm về trước, khi thị trường âm nhạc Việt Nam còn sơ khai đã có nhạc thiếu nhi tồn tại song song với nhạc người lớn. Các hãng băng đĩa đều sản xuất chương trình nhạc thiếu nhi và hàng năm đều có những liveshow nhạc thiếu nhi lớn như Tuổi thần tiên – liveshow luôn nhanh chóng bán hết vé. Tuy nhiên càng về sau, thị trường âm nhạc càng phát triển nhưng dòng nhạc thiếu nhi không còn huy hoàng như xưa.

Theo những người trong cuộc, kho tàng âm nhạc thiếu nhi ngày càng thiếu hụt những giai điệu tươi vui, trong sáng, song dường như sân chơi âm nhạc dành cho trẻ con hiện vẫn còn bỏ ngỏ. Do vậy mà dẫn đến hiện tượng thiếu nhi luôn phải “gồng gánh” những ca khúc người lớn một cách mệt nhọc. Ca khúc thiếu nhi mới không có, khán giả thiếu nhi buộc lòng phải nghe, phải hát những giai điệu yêu đương nồng cháy, thậm chí là não tình của người lớn.

Lý giải về điều này, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cho biết: “Một phần là do chúng ta chưa cập nhật kịp với sự phát triển của công nghệ. Ngày xưa, trẻ con ít phương tiện để xem nên rất trân trọng những khoảnh khắc, khung giờ mà các đài phát những bài hát thiếu nhi. Bây giờ, trẻ con có thể tiếp cận được với các nền tảng như YouTube, TikTok… Trên YouTube cũng có nhiều kênh âm nhạc thiếu nhi hay của quốc tế như Mỹ, Hàn Quốc, trẻ con có thể tiếp cận được với những loại âm nhạc như vậy và dần dần chúng ta thấy rõ ràng âm nhạc Việt Nam có khoảng cách khá xa với tiêu chuẩn của quốc tế và nhạc thiếu nhi cũng như vậy. Vì thế, các nhạc sĩ nên tự phổ cập kiến thức cho bản thân. Trước tiên là phổ biến bài hát trên các nền tảng mạng xã hội, thay vì nhờ các cơ quan, nhà sản xuất hay hãng băng đĩa như ngày xưa”.

Một lý do khác khiến nhạc thiếu nhi ngày càng ít đi không phải vì thiếu các sáng tác mà liên quan đến các yếu tố khác. Thứ nhất, hoàn thành ca khúc thiếu nhi chưa đủ vì viết xong phải có bản audio và MV cho trẻ con xem. Trong MV thì phải có hình ảnh hoạt hình, hình ảnh các bé nhảy múa sôi động thì mới thu hút khán giả nhí. Do đó, người nhạc sĩ phải đầu tư vào sản phẩm rất nhiều từ việc thu âm, quay MV đến đăng tải ca khúc lên các nền tảng. “Tôi phải học thêm về YouTube và các nền tảng nhạc số khác như Spotify, Zing, Nhạc của tui… Tôi đều phải tự làm tất cả”, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cho biết.

Nguyễn Văn Chung chia sẻ, những nhạc sĩ trẻ hoặc những nhạc sĩ cùng lứa tuổi với mình cũng có thể tự tiếp thị các bài hát thiếu nhi của mình theo cách riêng nếu có cùng lý tưởng với dòng nhạc này. Đối với các cơ quan ban ngành, cơ quan lãnh đạo văn hóa cũng nên cập nhật công nghệ và có những đài, kênh âm nhạc chính thống về thiếu nhi để trẻ em và các trường học có thể truy cập. Như vậy mới có thể thúc đẩy sự phát triển của dòng nhạc thiếu nhi.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung hiện là hội viên của Hội Âm nhạc TP.HCM. Theo anh, hàng năm có rất nhiều chủ trương viết nhạc thiếu nhi nhưng đều hạn chế ở chỗ đề tài rập khuôn cứng nhắc, xa rời cuộc sống trẻ em. Ngoài chủ trương cuộc thi, những cuộc vận động sáng tác thì cần có nguồn tài chính để tạo sân chơi, phổ biến những bài hát thiếu nhi ấy đến gần với khán giả hơn thay vì chỉ nằm trong khuôn khổ cuộc vận động sáng tác ấy. Điều này không đơn giản là chỉ tạo sân chơi mà là bắt buộc toàn quốc, cả hệ thống giáo dục cũng phải phổ biến cho các con thì mới có thể làm sống dậy phong trào nhạc thiếu nhi được.

Làm mi nhng ca khúc cũ

Thực tế cho thấy vì ca khúc thiếu nhi chỉ gói gọn trong một đối tượng, hiếm ca sĩ thể hiện và cũng không đem lại tiếng tăm lẫn thu nhập cho các nhạc sĩ. Trong khi đó, nhà đầu tư cũng tỏ ra e dè bởi “đổ” kinh phí cho dòng nhạc này thì khó lòng thu hồi vốn. Các sân khấu ca nhạc dành riêng cho thiếu nhi hiện nay cũng rất ít, câu chuyện nhạc cho thiếu nhi đã khó lại càng thêm khó.


Ca sĩ nhí Bào Ngư v
i nhiu “MV triu view”

Theo nhc sĩ Nguyn Ngc Thin, dù hin nay nhiu ngưi than phin v tình trng nhc thiếu nhi ngày càng ít đi, song trên các nn tng mng xã hi thì nhc thiếu nhi vn có mt sc hút khi có nhiu “MV triu view”. Vì thế, vi nhng gì đang din ra, vic làm mi ca khúc cũ hay viết ca khúc mi phù hp vi th hiếu và thm m ngưi nghe vn chng t th phn nhc thiếu nhi đang đưc chú ý và ha hn ngày càng sôi đng.

Theo nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện thì “trong cái khó đã ló cái khôn”. Việc may “chiếc áo” mới hơn, hợp thời đại hơn cho những ca khúc thiếu nhi cũ đang trở thành xu hướng được yêu thích và chinh phục khán giả nhí hiện nay. “Như ca khúc “Chú voi con ở bản Đôn” được làm mới đã thu hút nhiều người nghe. Hẳn tuổi thơ ai cũng biết ca khúc thiếu nhi quen thuộc này nhưng nay khi ca khúc được hòa âm phối khí theo hướng hiện đại, khán giả đã từng biết ca khúc này đặc biệt thích thú trong khi những khán giả trẻ chưa từng nghe qua thì thừa nhận “một bản nhạc hay, lạ, đầy cảm xúc”. Các ca khúc “Chú ếch con” hay “Bông hồng nhỏ”, “Heal the world”… khi được trình diễn dưới hình thức dàn hợp xướng thiếu nhi đã nhận được nhiều lời khen của khán giả. Những ca khúc dân gian truyền thống như “Trống cơm” của Việt Nam và “Arirang” của Hàn Quốc cũng trở nên thú vị hơn khi được khoác chiếc áo mới mang hơi thở đương đại…”.

Bên cạnh đó, cũng đã có những ca khúc thiếu nhi mới được khán giả nhí yêu thích như ca khúc “Nắng ngoài sân” của nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền với thông điệp gửi đến các bậc phụ huynh: “Những cơn nắng, mưa ngoài kia có thể giúp con mình trưởng thành và khám phá ra rất nhiều điều. Có một thực trạng là các ông bố bà mẹ Việt Nam thường bảo bọc con rất kỹ, muốn con sống một cuộc đời an toàn, không phải chịu quá nhiều sóng gió. Nhưng tôi nghĩ, nên cho con được trải nghiệm, khám phá nhiều hơn với thiên nhiên để con khỏe mạnh hơn, có sức đề kháng tốt hơn”.

Gia đình nhạc sĩ Sa Huỳnh – Duy Hùng cũng đã sáng tác một số ca khúc thiếu nhi như: Về ăn cơm, Hộp cơm từ thiện, Lời hay ý đẹp, Con gái viết thư gửi cha, Góc bếp chờ con… được trẻ em yêu thích. Hai anh em nhạc sĩ Hoài An – Hoài Phúc cũng có dự án hơn 100 ca khúc thiếu nhi được các bậc phụ huynh rất trông chờ…

Anh Khôi

Bình luận (0)